Giá cà phê trong nước sáng nay điều chỉnh giảm 200 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.700 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.000 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.100 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40,700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40,600đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 200 đồng/kg , giá ở Pleiku là 40,600 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40,600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40,600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 200 đồng/kg, dao động ở 40,500 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 44.600 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
40,100 |
-200 |
Lâm Hà (Robusta) |
40,100 |
-200 |
Di Linh (Robusta) |
40,000 |
-200 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
40,700 |
-200 |
Buôn Hồ (Robusta) |
40,600 |
-200 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
40,600 |
-200 |
Ia Grai (Robusta) |
40,600 |
-200 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
40.600 |
-200 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
40,500 |
-200 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
44,600 |
-200 |
FOB (HCM) |
2.119 |
Trừ lùi: +55 |
Ước báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt 541.000 tấn, tăng tới 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Brazil và Indonesia cũng đã bắt đầu thu hoạch robusta vụ mới. Sức ép nguồn cung gia tăng trên các thị trường tiêu thụ vốn đang bị trì trệ vì những vấn đề về logistics và xung đột Nga-Ukraine.
Cho nên, dù nền giá hàng hóa tăng, rủi ro giá mặt hàng cà phê robusta vẫn có đường xuống. Tuy vậy, cũng đừng nên lo lắng quá nhiều để đua nhau bán tháo, tạo sức ép lên sàn robusta, gây hiệu ứng dây chuyền lên giá cà phê trong nước.
Dựa trên phân tích kỹ thuật của giới chuyên gia, tính trên cơ sở giao dịch tháng 5/2022, một lần nữa giá robusta từ chối lên 2.200 mà chỉ dừng tại 2.185 rồi đi xuống. Sức mua giảm mạnh, trong đúng thời điểm các nguồn cung có dấu hiệu tăng mạnh, được cho là sẽ còn chi phối giá thị trường robusta ít nhất trong ngắn hạn.
Theo dự đoán giá cà phê toàn cầu trong tháng 4/2022 có thể chịu nhiều sức ép từ căng thẳng địa chính trị và nguồn cung bổ sung từ Brazil. Ngoài ra vấn đề logistics toàn cầu vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể và chiến sự Đông Âu đã làm căng thẳng thương mại thế giới gia tăng.
Giá cà phê trong nước có vẻ đang cố gắng kháng cự để giữ mức cao cho dù London có rớt sâu.
Giá cà phê thế giới suy yếu
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 8/4, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 29 USD/tấn ở mức 2.064 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 24 USD/tấn ở mức 2.066 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 1,45 cent/lb, ở mức 226,15 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 1,45 cent/lb ở mức 226,15 cent/lb.
Giá cà phê thế giới tiếp tục sụt giảm trước áp lực Fed sẽ nâng mạnh lãi suất đồng USD, bất chấp thông tin tổng sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2021 - 2022 được dự báo giảm 2,1%. Như vậy giá cà phê Robusta có ngày giảm thứ 5 liên tiếp, trong bối cảnh giá vàng và giá dầu thô bật tăng trở lại đã thu hút dòng vốn đầu cơ dịch chuyển thị trường để thu lợi trong ngắn hạn.
Hôm qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp tháng 3/2022 cho thấy họ sẽ cắt giảm 95 tỷ USD trong bảng cân đối kế toán. Đáng chú ý, tổ chức này chỉ ra khả năng tăng lãi suất thêm 0,5% trong các cuộc họp tiếp theo để chống lạm phát. Theo các chuyên gia điều này khiến dòng vốn đầu cơ biến động khó lường trong thời gian tới, và USDX gia tăng đã ngăn cản sức mua hàng hóa nói chung..
Hiện nay nguồn cung cà phê Robusta thế giới đang dồi dào khi Brazil và Indonesia bắt đầu bước vào vụ thu hoạch. Còn xuất khẩu cà phê Việt Nam trong 3 tháng đầu năm nay đã đạt 541.000 tấn, tăng tới 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Điều này khiến mặt hàng này lao dốc liên tục kể từ đầu tuần.