Giá cà phê trong nước sáng nay phục hồi tăng 600 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.300 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.600 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 600 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 600 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,300 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,200đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 600 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,200 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 600 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 600 đồng/kg, dao động ở 41,100 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 600 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 45.200 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
40,700 |
+600 |
Lâm Hà (Robusta) |
40,700 |
+600 |
Di Linh (Robusta) |
40,600 |
+600 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41,300 |
+600 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41,200 |
+600 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41,200 |
+600 |
Ia Grai (Robusta) |
41,200 |
+600 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
41.200 |
+600 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
41,100 |
+600 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
45,200 |
+600 |
FOB (HCM) |
2.146 |
Trừ lùi: +55 |
Theo dự đoán giá cà phê toàn cầu trong tháng 4/2022 có thể chịu nhiều sức ép từ căng thẳng địa chính trị và nguồn cung bổ sung từ Brazil. Ngoài ra vấn đề logistics toàn cầu vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể và chiến sự Đông Âu đã làm căng thẳng thương mại thế giới gia tăng.
Giá cà phê trong nước có vẻ đang cố gắng kháng cự để giữ mức cao cho dù London có rớt sâu. Thật ra, đấy cũng là điều hợp lý vì nền giá hàng hóa thương phẩm đều tăng trên sàn thuộc các nhóm hàng năng lượng, kim loại và nhất là nông sản (ngũ cốc).
Theo thống kê, xuất khẩu cà phê tháng 3/2022 của Việt Nam đạt 211.015 tấn (khoảng 3,52 triệu bao), tăng tới 51,4% so với tháng trước, đưa xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm nay tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo dự báo của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, giá hồ tiêu sẽ giữ ổn định ở mức cao trong vài năm tới, đồng thời nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới từ nay đến năm 2030 khả năng tăng khoảng 3%/năm. Vậy, liệu đây có phải là cơ hội tốt cho các nước sản xuất hồ tiêu như Việt Nam tăng sản lượng xuất khẩu hay không? Việt Nam hiện đang giữ vị trí số 1 trên thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, như vậy khi nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu thế giới tăng cao sẽ mang đến cho ngành hồ tiêu Việt Nam nhiều cơ hội tốt. Tuy nhiên, bên cạnh thời cơ thì ngành hồ tiêu Việt Nam cũng sẽ đối mặt với không ít thách thức liên quan đến chất lượng sản phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn ngày càng cao của các nước nhập khẩu. Vì vậy, khuyến cáo mà Bộ NN&PTNT đối với bà con nông dân trồng tiêu là sản xuất hồ tiêu bền vững, hướng đến sản xuất hữu cơ, đó chính là hướng phát triển an toàn và hiệu quả nhất trong xu thế phát triển nền nông nghiệp xanh mà thế giới đang hướng đến.
Giá cà phê thế giới phục hồi tăng mạnh
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 9/4, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 tăng 27 USD/tấn ở mức 2.091 USD/tấn, giao tháng 7/2022 tăng 30 USD/tấn ở mức 2.096 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 tăng 5,5 cent/lb, ở mức 231,65 cent/lb, giao tháng 7/2022 tăng 5,4 cent/lb ở mức 231,55 cent/lb.
Sau 2 phiên điều chỉnh giảm nhẹ, giá Arabica quay đầu tăng mạnh, lấy lại những gì đã mất trước đó. Tỷ giá đồng nội tệ của Brazil tăng và những thông tin bất lợi về thời tiết tại các vùng trồng Arabica trọng điểm vẫn là những yếu tố nâng đỡ mặt hàng cà phê này trong thời gian qua.
Trong khi đó, giá Robusta hồi phục nhẹ khi đã liên tiếp lao dốc từ đầu tuần. Những phiên vừa qua, thông tin lãi suất cơ bản USD sắp được nâng lên gây áp lực với hầu hết giá cả hàng hóa. Robusta giảm còn do đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 5/2022 và nguồn cung từ Việt Nam tăng mạnh.
Cuộc chiến ở Ukraine và tác động của các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Nga dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cà phê toàn cầu, đồng thời dẫn đến dư cung trong niên vụ 2022 - 2023, theo trang Hospitality Ireland.
Người ta ước tính rằng Nga, một trong những nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, sẽ tiêu thụ ít hơn gần một triệu bao do khó khăn trong thương mại và giá cao khiến việc mua cà phê tại các siêu thị và cửa hàng cà phê giảm đi đáng kể.
Công ty Môi giới và Tư vấn HedgePoint dự đoán rằng, việc di tản của hàng triệu người ở Ukraine sẽ làm giảm nhu cầu cà phê ở nước này với con số sản lượng ước tính gần 400.000 bao.
Natalia Gandolphi, Nhà phân tích Cà phê của HedgePoint, cho biết, giá cà phê ở Nga đã tăng mạnh khoảng 20%, dự trữ tại nước này dự kiến sẽ duy trì ở mức đều đặn cho đến tháng 7.
Do nhu cầu cà phê giảm ở Ukraine và Nga, HedgePoint đã cắt giảm ước tính cán cân cung ứng toàn cầu giai đoạn 2021 - 2022 xuống mức thâm hụt 7,21 triệu bao từ mức thâm hụt 8,68 triệu bao hồi tháng 2.
Dự báo cho niên vụ 2022 - 2023 cho thấy, không có dấu hiệu sắp kết thúc cuộc tấn công của Nga, khiến thị trường cà phê đã thay đổi từ thâm hụt 2,42 triệu bao thành thặng dư 1,29 triệu bao.
Mức thâm hụt trong vụ mùa hiện tại (2021 - 2022) vẫn còn lớn, bất chấp tổn thất nhu cầu liên quan đến chiến tranh, vì Brazil dự kiến sẽ có một vụ mùa khác dưới mức trung bình do đợt hạn hán lịch sử vào năm 2021.