Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.400 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.600 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 200 đồng/kg, ở huyện Bảo Lộc giá cà phê ở mức 31.700 đồng/kg, tại Lâm Hà và Di Linh giá cà phê dao động trong ngưỡng 31.6000 đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 200 đồng/kg, ở huyện Cư M'gar giá cà phê lên ngưỡng 32.400 đồng/kg và tại Buôn Hồ giá cà phê lên trong mức 32.200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 200 đồng/kg lên mức 31.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 200 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 32.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 500 đồng/kg lên mức 32.700 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 300 đồng/kg lên mức 33.500đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
31,700 |
+200 |
— Di Linh (Robusta) |
31,600 |
+200 |
— Lâm Hà (Robusta) |
31,600 |
+200 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
32,400 |
+200 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
32,200 |
+200 |
GIA LAI |
||
— Ia Grai (Robusta) |
32,000 |
+200 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
32.100 |
0 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
32.700 |
+500 |
HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
33,800 |
+300 |
Ảnh minh họa: internet
Nông dân ở Tây Nguyên đã bán cà phê COFVN - DAK với mức giá 32.200 - 32.500 đồng/kg vào ngày 10/10, thấp hơn so với 34.000 đồng/kg trong tuần trước đó, theo Reuters.
"Giá sẽ tiếp tục giảm trong những tuần tới khi vụ thu hoạch mới bắt đầu", một thương nhân tại Tây Nguyên cho biết.
Tồn kho cà phê niên vụ 2018 - 2019 đã gần như cạn kiệt.
Một số thỏa thuận xuất khẩu đã bị tạm dừng do nhu cầu tiêu thụ yếu và nguồn cung thấp vào cuối niên vụ 2018 - 2019 (bắt đầu từ tháng 10/2018 - tháng 9/2019), trong khi vụ thu hoạch vẫn chưa hoàn tất.
"Cà phê gần như đã sẵn sàng để thu hoạch và điều kiện thời tiết vẫn khá thuận lợi cho cây trồng", một thương nhân khác nhận định.
Thương nhân tại Việt Nam cung cấp cà phê robusta COFVN - G25 - SAI loại 2, tỉ lệ đen vỡ 5% với giá 160 - 180 USD/tấn đối với hợp đồng tháng 11 vào thứ Năm (10/10), giảm nhẹ so với mức 180 - 200 USD/tấn trong tuần trước.
Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2019 đã giảm 12,5% so với năm ngoái xuống còn 1,27 triệu tấn, tương đương 2,12 triệu bao 60 kg, theo dữ liệu hải quan công bố ngày 10/10.
Giá cà phê thế giới tăng
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
11/19 |
1254 |
+3 |
+0.24 |
1164 |
1257 |
1251 |
1255 |
1251 |
48360 |
01/20 |
1280 |
+4 |
+0.31 |
1223 |
1282 |
1276 |
1278 |
1276 |
53452 |
03/20 |
1303 |
+5 |
+0.39 |
736 |
1304 |
1300 |
1303 |
1298 |
25456 |
05/20 |
1328 |
+3 |
+0.23 |
121 |
1330 |
1326 |
1330 |
1325 |
12985 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
12/19 |
95.15 |
+0.30 |
+0.32 |
1967 |
95.4 |
94.9 |
94.9 |
94.85 |
130914 |
03/20 |
98.7 |
+0.25 |
+0.25 |
1254 |
98.9 |
98.5 |
98.85 |
98.45 |
63840 |
05/20 |
100.8 |
+0.05 |
+0.05 |
304 |
101.2 |
100.75 |
100.95 |
100.75 |
36216 |
07/20 |
103 |
+0.05 |
+0.05 |
80 |
103.35 |
102.95 |
103.1 |
102.95 |
26126 |
Theo báo cáo từ Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), Xuất khẩu cà phê arabica trong 11 tháng đầu năm tăng 11,3% do xuất khẩu của Colombia và Brazil tăng hơn nhiều so với các quốc gia khác giảm.
Xuất khẩu từ Colombia tăng 8,6% lên 13,88 triệu bao, trong khi từ Brazil tăng 25,4% lên 38,57 triệu bao. Phần lớn cà phê của Colombia được xuất khẩu và các lô hàng tăng 7,8% lên 12,53 triệu bao trong 11 tháng đầu năm 2018 - 2019.
Tanzania và Kenya cũng xuất khẩu nhiều hơn trong giai đoạn này, với xuất khẩu tăng lần lượt 47,4% và 11% lên 1,04 triệu bao và 743.203 túi.
Sản xuất tăng 31,1% lên 38,72 triệu bao của Brazil đã dẫn đến sự tăng trưởng trong xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu từ Ethiopia, nhà xuất khẩu lớn thứ hai của Brazil, giảm 4,8% xuống còn 3,23 triệu bao.
Xuất khẩu của các quốc gia khác giảm 4,1% xuống còn 24,99 triệu bao trong 11 tháng đầu năm. Theo ICO, xuất khẩu từ 6 trong số 10 thành viên lớn nhất trong khu vực Mexico và Trung Mỹ đều giảm trong giai đoạn này.
Xuất khẩu từ Honduras giảm 5,1% xuống 6,57 triệu bao, từ Peru giảm 7,3% xuống 3,14 triệu bao và từ Mexico giảm 11,7% xuống 2,53 triệu bao.
Tuy nhiên, xuất khẩu từ Guatemala trong giai đoạn này tăng 5% lên 3,34 triệu bao và xuất khẩu từ Nicaragua tăng 13,2% lên 2,64 triệu bao.