Giá cà phê hôm nay 15/4/2020: Bất ngờ giảm 200- 300 đồng/kg

(VOH) - Giá cà phê ngày 15/4 giảm 200- 300 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới sụt giảm.

Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 29.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 29.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 300 s9ồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà về  mức 29.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 29.100 đồng/kg.

Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 200 đồng/kg, khu vực Cư M'gar về  mức 29.800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  về ngưỡng 29.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 300 đồng/kg, ở Pleiku giá về ngưỡng 29.500 đồng/kg, ở Ia Grai giá cà phê  ở  mức 29.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông  giảm 200 đồng/kg, về ngưỡng  29.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum cũng giảm 200 đồng/kg, về mức 29.600 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM  giảm 200 đồng/kg về ngưỡng 31.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

29,200

-300

— Lâm Hà (Robusta)

29,200

-300

— Di Linh (Robusta)

29,100

-300

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

29.800

-200

— Buôn Hồ (Robusta)

29,700

-200

GIA LAI

— Pleiku (Robusta)

29,500

-300

_ Ia Grai (Robusta)

29,600

-300

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

29,700

-200

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

29.600

-200

TP.HỒ CHÍ MINH

— R1

31,000

-200

Giá cà phê hôm nay 15/4/2020

Ảnh minh họa: internet

Đại dịch Covid-19 khiến thị trường cà phê toàn cầu chịu tác động nghiêm trọng. Do lo ngại dịch bệnh và dư thừa nguồn cung, giá cà phê Robusta kỳ hạn dài giảm, trong khi giá kỳ hạn ngắn tăng nhẹ do khó khăn trong việc vận chuyển. Giá cà phê Arabica tăng chủ yếu do khó khăn trong việc vận chuyển.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong 10 ngày đầu tháng 4/2020, giá cà phê Robusta giao kỳ hạn biến động không đồng nhất, trong khi giá cà phê Arabica tăng.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), 3 tháng đầu năm nay, khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam lần lượt đạt 474.000 tấn và 801 triệu USD, giảm 3% về khối lượng và giảm 5,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Đức, Mỹ, Italia tiếp tục là 3 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 3 tháng qua đạt 1.692 USD/tấn, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Lũy kế giá trị xuất khẩu cà phê tăng mạnh tại thị trường Ba Lan (đạt 12,31 triệu USD, tăng 77,3%) và ngược lại giá trị xuất  khẩu cà phê giảm mạnh nhất tại thị trường Anh (đạt 13,55 triệu USD, giảm 50,8%).

Giá cà phê xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2020 đạt 1.692 USD/tấn, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019.

So với tháng 2/2020, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 600 – 800 đồng/kg xuống mức 30.500 – 30.700 đ/kg. So với cuối năm 2019, giá giảm 1.600 – 2.100 đồng/kg. Trong khi giá cà phê Robusta trong nước đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm. Do giá thấp nên người trồng cà phê hạn chế bán ra, dẫn đến doanh nghiệp thiếu nguồn cung cho xuất khẩu.Cũng theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, tháng 3/2020, thị trường cà phê trong nước biến động giảm cùng xu hướng thị trường thế giới.

Chuyên gia trong ngành dự báo, hoạt động xuất nhập khẩu bị đình trệ khắp nơi do dịch bệnh gia tăng đã buộc nhiều cảng giao nhận hàng hóa phải đóng cửa, sẽ khiến giá cà phê chưa thể phục hồi ngay được.

Cùng với đó, thị trường tiêu thụ cà phê giảm, sức mua yếu do dịch Covid-19 diễn ra chủ yếu tại các vùng tiêu thụ chính; Chính phủ nhiều nước, trong đó có châu Âu và Mỹ đã có lệnh cấm hoạt động mua bán phục vụ cà phê trực tiếp, nhiều chuỗi/hàng quán đóng cửa là một thiệt hại lớn cho ngành cà phê, nhất là người trồng.

Bộ Công Thương cho biết từ đầu mùa khô đến nay, tình trạng thiếu nước tưới đang diễn ra ở nhiều địa phương của tỉnh Đắk Nông.

Giá cà phê thế giới sụt giảm

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

05/20

1159

-30

-2.52

8074

1199

1155

1199

1189

37064

07/20

1192

-27

-2.21

11579

1229

1186

1226

1219

50080

09/20

1210

-22

-1.79

2793

1244

1203

1244

1232

26492

11/20

1228

-20

-1.6

910

1258

1223

1258

1248

15516
 

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

05/20

117.20

-2.55

-2.13

14615

120.35

115.75

119.90

119.75

25938

07/20

118.35

-2.25

-1.87

20864

121.10

116.50

120.75

120.60

64871

09/20

119.55

-2.20

-1.81

6502

122.20

117.75

121.70

121.75

42753

12/20

121.05

-2.20

-1.78

4973

123.60

119.25

123

123.25

42942

Trên thị trường thế giới, 9h30 ngày 15/4/2020 giá cà phê robusta giao tháng 5/2020 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) giảm 30 USD/tấn, tương đương 2,52%, về mức 1.189USD/tấn

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2020 trên sàn (ICE Futures US) 9h30 ngày  15/4/2020, giảm 2,55USD/tấn, tương đương 2,13%, về mức 1.172 USD/tấn.

Tại Trung Quốc, dịch bệnh bùng phát trong 2 tháng đầu năm 2020 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường cà phê Robusta toàn cầu. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ 11 trên thế giới, ước tính nhập khẩu 2.650 nghìn bao, trị giá 9.124 triệu USD trong niên vụ 2019/20.

Trong đó, nhập khẩu cà phê Robusta đứng thứ 3 thế giới, ước đạt 1.500 nghìn bao. Cà phê đang dần trở thành đồ uống quen thuộc với người tiêu dùng Trung Quốc. Đây được coi là thị trường tiềm năng lớn, thu hút nhiều hãng cà phê mở rộng chuỗi cửa hàng như Starbucks hay Luckin Coffee.

Tuy nhiên, so với các nước tiêu thụ cà phê lớn khác thì thị trường Trung Quốc mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, người tiêu dùng chủ yếu vẫn sử dụng cà phê hòa tan.

Dịch Covid-19 buộc hãng Starbucks phải đóng cửa hơn 2.000 cửa hàng tại Trung Quốc vào cuối tháng 1/2020. Từ ngày 5/3/2020, hơn 90% cửa hàng Starbucks tại Trung Quốc đã hoạt động trở lại.

Trong khi đó, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, đặc biệt tại châu Âu và Mỹ, 2 thị trường nhập khẩu và tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới. Điều này chắc chắn sẽ khiến nhập khẩu cà phê toàn cầu giảm do tiêu thụ giảm sâu.

Trong khi đó, sản lượng cà phê niên vụ 2020/21 của Brazil sẽ kết thúc vào tháng 9/2021 được dự báo sẽ bội thu theo chu kỳ, do đó thị trường nhiều khả năng sẽ xảy ra tình trạng dư cung, gây áp lực lên giá cà phê.

Theo Statista - kênh thống kê, nghiên cứu và dự đoán tình hình thương mại toàn cầu cho biết, trên thế giới, trung bình có tới 75% cà phê tiêu thụ tại các nhà hàng, tiêu thụ ở nhà chỉ là 25%.

Do lo ngại dịch Covid-19, nhiều người ở nhà và hàng loạt cửa hàng cà phê phải đóng cửa khiến tình hình tiêu thụ mặt hàng này giảm mạnh tại Trung Quốc do người Trung Quốc không có thói quen uống cà phê tại nhà mà ưa chuộng việc thưởng thức cà phê tại cửa hàng.

Giá cà phê hôm nay 14/4/2020: Cà phê toàn cầu sẽ gặp khó khăn ít nhất đến giữa năm 2020- Giá cà phê ngày 14/4 tiếp tục đi ngang phiên thứ 4 tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới tăng nhẹ.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 15/4/2020: USD giảm– Đồng Đô la Mỹ giảm xuống khi các nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan một cách thận trọng về diễn biến của đại dịch COVID-19.