Giá cà phê hôm nay 16/9/2020: “Lặng sóng” sau phiên lao dốc mạnh

(VOH) - Giá cà phê ngày 16/9 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới lại trái chiều.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 32.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 32.400 đồng/kg.

Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk ổn định, khu vực Cư M'gar ở mức 33.100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  ở  ngưỡng 32.800 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng không đổi, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch ở  mức 32.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông đi ngang, dao động ở  ngưỡng  32.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum  ổn định  ở mức 32.600 đồng/kg.                

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giá không đổi, dao động trong ngưỡng  34.300đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.501 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 90 – 100 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 1 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

32,500

0

— Lâm Hà (Robusta)

32,500

0

— Di Linh (Robusta)

32,400

0

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

33.100

0

— Buôn Hồ (Robusta)

32,800

-100

GIA LAI

— Pleiku (Robusta)

32,800

0

_ Ia Grai (Robusta)

32,800

0

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

32,800

0

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

32.600

0

TP.HỒ CHÍ MINH

— R1

34,300

0

Giá cà phê hôm nay 16/9/2020
Ảnh minh họa: internet

Tính chung 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,16 triệu tấn, trị giá 1,98 tỷ USD, cùng giảm 1,3% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, theo ước tính, xuất khẩu cà phê tháng 8/2020 đạt 110 nghìn tấn, trị giá 197 triệu USD, giảm 0,03% về lượng, nhưng tăng 0,2% về trị giá so với tháng 7/2020, so với tháng 8/2019 giảm 3,6% về lượng và giảm 0,02% về trị giá. Tính chung 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,16 triệu tấn, trị giá 1,98 tỷ USD, cùng giảm 1,3% cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Tháng 8/2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt 1.791 USD/tấn, tăng 0,2% so với tháng 7/2020 và tăng 3,7% so với tháng 8/2019. Trong 8 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt 1.708 USD/tấn, giảm 0,02% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2020 và 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê Robusta và cà phê Excelsa giảm, trong khi xuất khẩu cà phê Arabia tăng mạnh.

Xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 7/2020 đạt 93,99 nghìn tấn, trị giá 139,59 triệu USD, giảm 24,4% về lượng và giảm 26,1% về trị giá so với tháng 7/2019. Trong 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 898,2 nghìn tấn, trị giá 1,33 tỷ USD, giảm 1,4% về lượng và giảm 4,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu cà phê Robusta sang nhiều thị trường chính giảm, gồm Ý, Tây Ban Nha, Mỹ, Nga, Algérie, Bỉ, Anh, Malaysia, Thái Lan, Pháp, Ấn Độ. Ngược lại, xuất khẩu cà phê Robusta sang một số thị trường chính tăng trưởng cao ở mức 2 con số, gồm: Nhật Bản tăng 18,4%; Philippines tăng 10,3%; Hàn Quốc tăng 11,9%.

Trên thị trường thế giới, tháng 8/2020, giá cà phê Robusta và Arabica tăng mạnh do nhu cầu tăng, tồn kho giảm, trong khi người dân không vội bán ra. Dự báo về sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2020/21 giảm và thu hoạch vụ mới ở Brasil chững lại do thời tiết không thuận lợi cũng là yếu tố hỗ trợ giá cà phê trong tháng 8/2020.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo thời gian tới, giá cà phê thế giới sẽ khó duy trì đà tăng mạnh. Giá tăng mạnh trong tháng 8/2020 chủ yếu do đầu cơ. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), dự kiến nguồn cung cà phê toàn cầu thiếu hụt 486 nghìn bao là con số không đáng kể. Tồn kho dự trữ được 2 sàn chứng nhận ở mức thấp kỷ lục là do mức giá cà phê kỳ hạn dao động ở mức thấp kéo dài, không có sức hút giới thương nhân đưa cà phê về 2 sàn để đăng ký đấu giá.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Giá cà phê kỳ hạn trở lại xu hướng trái chiều không chỉ do yếu tố cung – cầu mà còn có nhiều yếu tố cơ bản khác hỗ trợ, nhất là chính sách tiền tệ mới của Fed (Mỹ) và Copom (Brasil) được công bố hôm nay, sẽ tác động quan trọng lên giá cà phê thế giới .

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

11/20

1391

+4

+0.29

10351

1408

1360

1383

1387

46315

01/21

1405

+4

+0.29

5495

1423

1376

1395

1401

25822

03/21

1420

+4

+0.28

2136

1437

1392

1408

1416

18356

05/21

1434

+4

+0.28

434

1448

1407

1422

1430

7396

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

12/20

121.8

-1.25

-1.02

44913

123

115

122.5

123.05

115480

03/20

123.3

-1.00

-0.80

27678

124.45

116.85

123.95

124.3

57559

05/21

124.55

-0.85

-0.68

15777

125.7

118.1

125.2

125.4

36458

07/21

125.8

-0.70

-0.55

10047

126.95

119.35

126.1

126.5

19996

Phiên giao dịch ngày 16/9, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London điều chỉnh tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng 4 USD, lên 1.391 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1 cũng tăng 4 USD, lên 1.405 USD/tấn các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York vẫn còn xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 giảm thêm 1,25 cent, xuống 121,8 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 giảm thêm 1 cent, còn 123,3 cent/lb, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức “khủng”.

Đồng Reais giảm nhẹ 0,24 %, xuống ở mức 1 USD = 5,2890 Reais sau khi chính phủ Brasil tạm thời “đóng băng” không thay đổi lương hưu.  Trong khi USDX tiếp tục giảm nhẹ trong sự chờ đợi kết quả phiên họp chính sách tháng Chín của Fed và công bố chính sách tiền tệ mới của Compom Brasil vào cuối ngày hôm nay. Đây là 2 cuộc họp rất quan trọng với các thị trường cà phê nói chung.

Giá cà phê Robusta điều chỉnh tăng do có sự hỗ trợ từ báo cáo xuất khẩu giảm của Việt Nam. Theo ngành Hải Quan, xuất khẩu cà phê trong tháng Tám đã giảm 8,9% so với tháng trước, xuống ở mức 1.669.800 bao, đưa xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2020 đạt tổng cộng 1.151.012 tấn (khoảng 19,18 triệu bao, bao 60 kg), giảm 2,1% so với xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2019.

Trái lại, giá cà phê Arabica tiếp tục sụt giảm sau khi Brasil hoàn tất thu hoạch vụ mùa mới năm nay với dự kiến 69,1 triệu bao, đạt mức kỷ lục của vụ mùa theo chu kỳ “hai năm một” và sự hỗ trợ của đồng Reais đang mạnh lên.

Thị trường đồn đoán giá cà phê New York lao dốc còn do dự báo thời tiết Brasil sẽ có mưa giông trên diện rộng vào cuối tuần nay và do đó, mối lo khô hạn ở các vùng cà phê chính phía đông nam sẽ giảm nhiều.

Việc tiêu thụ cà phê ở UAE đang tăng lên do các nhà sản xuất tăng cường đổi mới hương vị, thiết kế bao bì và sử dụng các thành phần có nguồn gốc rõ ràng tạo sự tin tưởng với người tiêu dùng.

Đồng thời, các nhà bán lẻ đang tận dụng cơ hội kinh doanh các loại đồ ăn và thức uống tiện lợi trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến cho nhu cầu về cà phê ngày càng tăng cao, theo thông tin từ Gulf News.

Theo công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International, người tiêu dùng ở UAE hiện đang uống 30.306 tấn cà phê mỗi năm, bao gồm cà phê hòa tan và cà phê hạt. Trong đó, cà phê hòa tan được phần lớn người tiêu dùng ưa chuộng hơn vì sự tiện lợi của nó.

Giá cà phê hôm nay 15/9/2020: Lao dốc mạnh đến 900 đồng/kg trên diện rộng - Giá cà phê ngày 15/9 bất ngờ lao dốc 800- 900 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá trong nước lao dốc là do giá giá thế giới sụt giảm sâu.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 16/9/2020: USD phục hồi nhẹ – Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 93,12 điểm.