Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 18/3/2022: Quay đầu giảm nhẹ sau phiên tăng mạnh 1.000 đồng/kg

(VOH) - Giá cà phê ngày 18/3 bất ngờ quay đầu giảm nhẹ. Dự kiến giá cà phê có thể chịu áp lực giảm giá trong ngắn hạn do chịu tác động của xung động địa chính trị.

Giá cà phê trong nước sáng nay quay đầu giảm nhẹ 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.400 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,300đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng giảm 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,300 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/kg, dao động ở  41,200 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  45.300 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,800

-100

Lâm Hà (Robusta)

40,800

-100

 Di Linh (Robusta)

40,700

-100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,400

-100

Buôn Hồ (Robusta)

41,300

-100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,300

-100

Ia Grai (Robusta)

41,300

-100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41,300

-100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,200

-100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,300

-100

FOB (HCM)

2.194

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 18/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Hiện tại, người trồng cà phê khu vực Tây Nguyên đang tất bật tưới cà phê để cung cấp đủ nước cho cây nở bông trong niên vụ mới, trong bối cảnh giá dầu, phân bón tăng cao. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của bà con trong niên vụ tới.

Theo Reuters, một số người tỏ ra lo lắng khi căng thẳng Nga - Ukraine leo thang càng khiến nguồn cung phân bón eo hẹp, kéo theo giá mặt hàng này ngày càng tăng.

So với cuối tháng 1, giá cà phê trong nước vẫn tăng mạnh. Trong bối cảnh căng thẳng Nga – Ukraine leo thang đi kèm với những bất ổn về thương mại trên thế giới, giá cà phê trong nước sẽ bị tác động trong ngắn hạn.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cho biết xung đột Nga – Ukraine và việc Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT đã khiến việc xuất khẩu gặp khó, nhiều chuyến hàng đã giao nhưng chưa thu hồi được tiền.

Xuất khẩu cà phê của nước ta tăng vọt 17,5% trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022; lên mức hơn 9,2 triệu bao so với 7,9 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước. Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê toàn cầu với thị phần chiếm 22%.

Giá cà phê thế giới đi xuống

Khảo sát phiên giao dịch phiên sáng ngày 18/3, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.139 USD/tấn sau khi giảm 0,42% (tương đương 9 USD). Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 216,1 US cent/pound, giảm 0,64% (tương đương 1,4 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).

Giá cà phê hôm nay 18/3/2022: Quay đầu giảm nhẹ sau phiên tăng mạnh 1.000 đồng/kg 2
Giá cà phê hôm nay 18/3/2022: Quay đầu giảm nhẹ sau phiên tăng mạnh 1.000 đồng/kg 3

Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu lắng dịu, thị trường lo ngại nhu cầu tiêu thụ giảm. Dự kiến giá cà phê có thể chịu áp lực giảm giá trong ngắn hạn do chịu tác động của xung động địa chính trị.

Theo ước tính ban đầu về triển vọng cà phê toàn cầu niên vụ 2021 – 2022, ICO dự báo sản lượng ở mức 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với 170,8 triệu bao của niên vụ 2020 - 2021.

Một trong những yếu tố chính góp phần vào sự sụt giảm này là lượng cà phê arabica dự kiến giảm 7,1% và đạt gần 94 triệu bao; trong khi đó sản lượng robusta được dự báo sẽ tăng 5,1% lên 73,2 triệu bao.

Tiêu thụ cà phê thế giới được ICO dự kiến tăng 3,3%, đạt 170,3 triệu bao 60 kg trong niên vụ 2021 – 2022. Như vậy, sản lượng sẽ thiếu hụt khoảng 3,1 triệu bao so với nhu cầu tiêu thụ trong niên vụ 2021 - 2022. Cán cân đã thay đổi chủ yếu do sự điều chỉnh đáng kể về tiêu dùng của Venezuela.

Bình luận