Giá cà phê trong nước sáng nay phục hồi, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.300 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,000 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40,900đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 200 đồng/kg, giá ở Pleiku là 40,900 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40,900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40,900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 200 đồng/kg, dao động ở 40,800 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TPHCM tăng 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 44.900 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
40,400 |
+200 |
Lâm Hà (Robusta) |
40,400 |
+200 |
Di Linh (Robusta) |
40,300 |
+200 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41,000 |
+200 |
Buôn Hồ (Robusta) |
40,900 |
+200 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
40,900 |
+200 |
Ia Grai (Robusta) |
40,900 |
+200 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
40,900 |
+200 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
40,700 |
+200 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
44,900 |
+200 |
FOB (HCM) |
2.170 |
Trừ lùi: +55 |
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT), giá cá phê thế giới trong tháng 2/2022 có nhiều biến động. Mức giá cà phê trong nước cũng có nhiều biến động như mức giá cà phê vối nhân xô của tỉnh Tây Nguyên bán ra thị trường dao động ở mức 40.800 đến 41.400 đồng/kg, tăng 1.600 đồng/kg; giá cà phê Rubusta giá FOB được giao tại cảng TP. HCM là 2.289 USD/tấn, tăng 59 USD/tấn.
Trong 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê đạt 293.000 tấn, trị giá 674 triệu USD, tăng 3,4% về khối lượng và tăng 35,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2021/2022 đạt 31,1 triệu, tăng 2,1 triệu bao so với niêm vụ trước đó.
Được biết, hiện nay, dư địa xuất khẩu cà phê Việt Nam sang 5 thị trường lớn là Mỹ, Đức, Pháp, Canada và Ý còn rất nhiều. Đây là cơ hội tốt cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam khi nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi và ổn định trở lại, nhu cầu tiêu thụ cà phê ngày càng tăng cao.
Đặc biệt, xu hướng sử dụng cà phê hòa tan tại nhiều quốc gia ngày càng tăng cao giúp tạo điều kiện xuất khẩu cà phê Việt Nam, điển hình là cà phê Robusta. Robusta là nguyên liệu được sử dụng trong chế biến cà phê hòa tan và Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới.
Sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2021/2022 đạt khoảng 167,5 triệu bao, giảm khoảng 4,8% so với niên vụ trước (tương đương giảm 8,5 triệu bao).
Trong niên vụ 2021/2022, mức độ tiêu thụ cà phê toàn cầu đạt 165 triệu bao, tăng 1,5 triệu bao, mức tăng này chủ yếu tại các nước thuộc khối EU, Mỹ và Brazil. Số lượng cà phê toàn cầu cũng được dự đoán còn khoảng 30 triệu bao, giảm 6,3 triệu so, đây là mức thấp nhất trong 5 niên vụ vừa qua.
Giá cà phê thế giới hôm nay trái chiều
Khảo sát phiên giao dịch phiên sáng ngày 15/3, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 tăng 20 USD/tấn ở mức 2.115 USD/tấn, giao tháng 7/2022 tăng 9 USD/tấn ở mức 2.081 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 3,15 cent/lb ở mức 218,8 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 3,05 cent/lb, ở mức 218,35 cent/lb.
Trong phiên, thị trường cà phê thế giới diễn biến trái chiều. Giá Arabica rớt xuống mức thấp nhất 4 tháng qua trong bối cảnh quỹ đầu tư bán bớt hàng do dư mua trước đó.
Sản lượng vụ mới từ một số nước sản xuất Robusta chính vẫn chưa thu hoạch và kịp đưa về sàn để đăng ký bổ sung tiếp tục hỗ trợ giá London trong ngắn và trung hạn. Báo cáo tồn kho đạt chuẩn trên cả 2 sàn đều tăng so với trước đó.
Thị trường đang chờ đợi kết quả phiên họp 2 ngày của Fed để xem mức tăng lãi suất của tổ chức này trong thời gian tới như thế nào. Phiên vừa qua, giá vàng và dầu thô đều giảm.
Lo ngại xung đột Nga-Ukraine kéo dài, có thể khiến Brazil và một số nước bán trước và bán mạnh Arabica mùa mới dù chưa đến thời kỳ thu hái, đã đẩy giá của mặt hàng cà phê này tiếp tục suy giảm.
Đầu tháng 3/2022, giá cà phê robusta và arabica trên thị trường thế giới giảm mạnh. Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu lắng dịu, khiến dòng vốn đầu cơ ồ ạt đổ vào các mặt hàng tăng nóng như vàng, dầu thô.
Trên sàn giao dịch London, ngày 8/3, giá cà phê robusta giao ngay giảm 4,4% so với ngày 28/2, xuống còn 2.192 USD/tấn; các kỳ hạn tháng 5/2022, tháng 7/2022, tháng 9/2022 cùng giảm 6,6% so với ngày 28/2, xuống còn lần lượt 2.035 USD/tấn, 2.014 USD/ tấn, 2.009 USD/tấn.
Trên sàn giao dịch New York, ngày 8/3, giá cà phê arabica giao ngay giảm 6,1% so với ngày 28/2, xuống còn 225,5 US cent/lb; các kỳ hạn tháng 5/2022, tháng 7/2022 và tháng 9/2022 giảm lần lượt 6,0%, 5,9% và giảm 5,8% so với ngày 28/2, xuống mức 224,25 US cent/lb, 223,1 US cent/lb và 221,9 US cent/lb.
Trên sàn giao dịch BMF của Brazil, ngày 8/3, giá cà phê giao ngay giảm 6,2% so với ngày 28/2, xuống còn 271 US cent/lb; các kỳ hạn tháng 5/2022, tháng 7/2022 và tháng 9/2022 giảm lần lượt 5,8%, 6,5% và giảm 5,3% so với ngày 28/2, xuống còn 275,55 US cent/lb, 267,05 US cent/lb và 276,95 US cent/lb.
Tại cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cà phê robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức giá 2.090 USD/tấn, chênh lệch +55 USD/tấn, giảm 143 USD/tấn (tương đương mức giảm 6,4%) so với ngày 28/2.
Thị trường lo ngại nhu cầu tiêu thụ giảm, chi tiêu bị thắt chặt trong ngắn và trung hạn đã thúc đẩy các nhà đầu cơ mạnh tay thanh lý khiến giá cà phê arabica New York giảm xuống mức thấp 2 tháng.
Trong khi đó, giá cà phê robusta London ngấp nghé ngưỡng tâm lý 2.000 USD/tấn. Dự kiến, giá cà phê sẽ tiếp đà giảm khi áp lực nguồn cung vẫn còn nguyên, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).