Giá cà phê hôm nay 10/3/2022: Tăng chạm mốc 41.000 đồng/kg

(VOH) - Giá cà phê ngày 10/3 tăng thêm 300 đồng/kg. Cà phê thế giới diễn biến trái chiều trong bối cảnh tồn kho đạt chuẩn 2 sàn cùng tăng, căng thẳng Nga - Ukraine hạ nhiệt.

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.100 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.400 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 300 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 300 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,000đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 300 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 300 đồng/kg, dao động ở  40,900 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 300 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  45.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,500

+300

Lâm Hà (Robusta)

40,500

+300

 Di Linh (Robusta)

40,400

+300

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,100

+300

Buôn Hồ (Robusta)

41,000

+300

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,000

+300

Ia Grai (Robusta)

41,000

+300

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41,000

+300

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40,900

+300

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,000

+300

FOB (HCM)

2.172

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 10/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Nga hiện đang là thị trường tiêu thụ cà phê quan trọng của Việt Nam, đứng thứ 4 về thị trường xuất khẩu sau EU, Mỹ và Nhật Bản với tỷ trọng chiếm hơn 4% tổng khối lượng xuất khẩu.

Việt Nam luôn dẫn đầu về nguồn cung cà phê cho thị trường Nga, chiếm 34% tổng khối lượng cà phê nhập khẩu vào Nga trong năm 2021 với 82.699 tấn.

Thời gian qua, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Nga luôn duy trì ở mức cao và có xu hướng tăng. Năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang Nga cũng tăng mạnh 18,4% về lượng và tăng 25,3% về trị giá so với năm 2020, đạt 81.818 tấn, trị giá 173,2 triệu USD.

Mặc dù vậy, xuất khẩu cà phê của Việt nam sang thị trường Nga hiện đang gặp nhiều khó khăn và thách thức do tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Thông tin với Reuters, một nhà xuất khẩu Việt Nam cho biết, giá cà phê đã sụt giảm do cuộc xung đột Nga-Ukraine. Đồng thời, người này cũng băn khoăn không rõ lô cà phê vốn đã sẵn sàng vận chuyển của mình có thể được giao hay không và làm thế nào để các khách hàng lớn ở Nga có thể thanh toán trong bối cảnh các lệnh trừng phạt hiện tại ở nước này được đưa ra. Trong khi đó, một nhà xuất khẩu khác cho biết "một số lô hàng đã bị kẹt ở cảng chưa thể giao hàng, kèm theo đó giá cước vận chuyển vẫn đang ở mức cao ngất ngưởng".

Giá cà phê thế giới trái chiều

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 10/3, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 tăng 23 USD/tấn ở mức 2.117 USD/tấn, giao tháng 7/2022 tăng 25 USD/tấn ở mức 2.096 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 3,6 cent/lb ở mức 229,3 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 3,45 cent/lb, ở mức 228,25 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 10/3/2022: Tiếp tục duy trì đà tăng chạm mốc 41.000 đồng/kg 2
Giá cà phê hôm nay 10/3/2022: Tiếp tục duy trì đà tăng chạm mốc 41.000 đồng/kg 3

Trong phiên vừa qua, giá cà phê thế giới thể hiện diễn biến trái chiều, trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine hạ nhiệt. Chứng khoán tăng mạnh trong khi vàng và dầu thô giảm. Hầu hết sàn hàng hóa cũng vì thế mà giảm theo, trừ cà phê trên sàn London và cacao. Bên cạnh đó, thông tin về tồn kho đạt chuẩn 2 sàn cùng tăng cũng kéo giá cà phê Arabica đi xuống.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), các nhà nhập khẩu đang chuyển sang mua cà phê Robusta từ những nước châu Á như Việt Nam, Indonesia... để bù đắp cho sự tăng giá và thiếu hụt của cà phê Arabica tại khu vực Nam Mỹ. Hoạt động bán ra của Việt Nam trong thời gian qua cũng được thúc đẩy bởi giá cà phê ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được xuất khẩu chủ yếu sang EU, Mỹ, Đông Nam Á. Trong đó, EU hiện là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới, cũng là thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam lớn nhất và chiếm hơn 16% thị phần.

Với cam kết gỡ bỏ hàng rào thuế quan nhờ Hiệp định EVFTA, cơ hội mở rộng thị trường cà phê Việt Nam tại EU là rất tiềm năng khi có 93% dòng thuế về 0%. Trong đó, sản phẩm được hưởng lợi nhất chính là cà phê chế biến. Ngoài ra, EU đã cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam liên quan tới cà phê.

Bình luận