Chờ...

Giá cà phê hôm nay 9/3/2022: Vụt tăng thẳng đứng

(VOH) - Giá cà phê ngày 9/3 bất ngờ bật tăng 1.000 đồng/kg, giá Arabica đi lên nhờ hỗ trợ bởi thông tin hanh khô tại các vùng trồng cà phê trọng điểm ở Brazil.

Giá cà phê trong nước sáng nay đứng yên, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.800 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng bật tăng 1.000 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 1.000 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40,800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40,700đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 1.000 đồng/kg, giá ở Pleiku là 40,700 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở  40,600 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  44.700 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,200

+1.000

Lâm Hà (Robusta)

40,200

+1.000

 Di Linh (Robusta)

40,100

+1.000

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40,800

+1.000

Buôn Hồ (Robusta)

40,700

+1.000

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40,700

+1.000

Ia Grai (Robusta)

40,700

+1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40,700

+1.000

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40,600

+1.000

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

44,700

+1.000

FOB (HCM)

2.149

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 9/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Dữ liệu báo cáo sơ bộ của cho thấy xuất khẩu cà phê trong tháng 2 đạt 139.371 tấn (tương tương 2,32 triệu bao), tăng 6,83% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu 5 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 lên đạt tổng cộng 638.519 tấn (khoảng 10,64 triệu bao), tăng 6,73% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Xuất khẩu cà phê sụt giảm không chỉ do tháng Hai là tháng có ít ngày mà còn do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 293 nghìn tấn, trị giá 674 triệu USD, tăng 3,4% về lượng và tăng 37% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 2, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.337 USD/tấn, tăng 3% so với tháng 1 và tăng 32,6% so với tháng 2/2021.

Ở thị trường nội địa, tháng 2, giá cà phê robusta nguyên liệu giữ ở mức cao. So với cuối tháng 1/2022, giá cà phê trong nước vẫn tăng mạnh.

Giá cà phê thế giới bật tăng

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 9/3, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 tăng 59 USD/tấn ở mức 2.094 USD/tấn, giao tháng 7/2022 tăng 57 USD/tấn ở mức 2.071 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 tăng 8,65 cent/lb ở mức 232,9 cent/lb, giao tháng 7/2022 tăng 8,6 cent/lb, ở mức 231,7 cent/lb.

2 sàn cà phê tăng mạnh trong ngày khóa sổ vị thế kinh doanh. Tồn kho 2 sàn tiếp tục giảm là nguyên nhân đẩy giá cà phê tăng lên. Bên cạnh đó, giá Arabica đang được hỗ trợ bởi thông tin hanh khô tại các vùng trồng cà phê trọng điểm ở Brazil.

Trong bối cảnh khó khăn, những người trồng cà phê arabica tại Ấn Độ có lý do để vui mừng kể từ ba năm qua khi giá cà phê hạt arabica tăng gần 25 - 30%, The Hans India đưa tin.

Trong tháng 11/2021, giá cà phê thóc (Arabica Parchment) loại 50kg đã được bán trong khoảng 11.700 - 11.800 rupee, sau đó tăng vọt lên 16.100 - 16.200 rupee. Nguyên nhân là do tuyết rơi ở Brazil, quốc gia sản xuất cà phê arabica lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, trong một tuần qua, giá cà phê arabica có xu hướng giảm, được cho là do bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Ukraine - Nga đang diễn ra. Cụ thể, giá cà phê giảm xuống còn 15.600 - 15.650 rupee làm tăng thêm nỗi lo của người trồng cà phê tại Ấn Độ.

Giá quả anh đào arabica cũng giảm xuống còn 7.700 rupee từ mức 8.000 rupee. Tương tự, giá cà phê robusta và quả anh đào robusta cũng giảm từ 2% đến 5% tại các thị trường Chickamagalur và Kodagu.

Mặc dù nguyên nhân chính khiến giá sụt giảm là do chiến tranh Ukraine - Nga, nhưng cả hai đều là nhà nhập khẩu cà phê của Ấn Độ.

Theo dữ liệu của Hội đồng Cà phê (Coffee Board), Ấn Độ đã xuất khẩu 6.604 tấn cà phê nhân, cà phê hòa tan và cà phê rang sang Ukraine từ ngày 1/4 đến ngày 31/1 năm ngoái.

Trong số 11 quốc gia của Liên minh Các quốc gia độc lập (CIS), Nga chiếm 74% hàng nhập khẩu của Ấn Độ, trong khi Ukraine chiếm 20%.

Theo các chuyên gia thị trường, lý do chính khiến giá giảm không phải do xuất khẩu sang cả hai nước, mà xuất phát từ sự không chắc chắn và lo sợ tại các thị trường châu Âu về tác động của chiến tranh.