Giá cà phê hôm nay 7/3/2022: Tiếp tục đà tăng

(VOH) - Giá cà phê ngày 7/3 tiếp tục điều chỉnh tăng. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.299 USD/tấn, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá cà phê trong nước sáng nay tiêp tục tăng, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 39.800 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 39.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 39,800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 39,700đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 39,700 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 39,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 39,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở  39,600 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng tăng 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  43.700 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,200

+100

Lâm Hà (Robusta)

39,200

+100

 Di Linh (Robusta)

39,100

+100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

39,800

+100

Buôn Hồ (Robusta)

39,700

+100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

39,700

+100

Ia Grai (Robusta)

39,700

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

39,700

+100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

39,600

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

43,700

+100

FOB (HCM)

2.093

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 7/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.299 USD/tấn, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 2 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 304 triệu USD, giảm 20,4% về lượng và giảm 18% về trị giá so với tháng 1, so với tháng 2/2021 tăng 5,7% về lượng và tăng 40% về trị giá.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 293 nghìn tấn, trị giá 674 triệu USD, tăng 3,4% về lượng và tăng 37% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 2, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.337 USD/tấn, tăng 3% so với tháng 1 và tăng 32,6% so với tháng 2/2021.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.299 USD/tấn, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021.

Ở thị trường nội địa, tháng 2, giá cà phê robusta nguyên liệu giữ ở mức cao. So với cuối tháng 1/2022, giá cà phê trong nước vẫn tăng mạnh.

Ngày 28/2, giá cà phê tại thị trường nội địa tăng 1.200 đồng/kg so với ngày 28/1, lên mức cao nhất 41.000 đồng/kg tại tỉnh Đắk Lắk; mức thấp nhất 40.400 đồng/kg tại tỉnh Lâm Đồng; tại tỉnh Gia Lai và Đắk Nông ở mức 40.900 đồng/kg.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, cà phê robusta của Việt Nam được xuất khẩu tới trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó xuất khẩu nhiều nhất sang các thị trường thành viên EU (Đức, Bỉ, Italy, Tây Ban Nha, Hà Lan), Anh, Nga, Mỹ, Philippines. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê robusta sang các thị trường Đức, Bỉ và Anh tăng trưởng ở mức cao.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê toàn cầu có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Giới đầu cơ rút vốn tìm nơi trú ẩn an toàn do lo ngại rủi ro khi tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang.

Về dài hạn, giá cà phê sẽ phục hồi khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine hạ nhiệt. Tỷ giá đồng real tăng khiến người trồng cà phê Brazil giảm bán ra, ngay cả khi nước này và một số quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn bước vào vụ thu hoạch vụ mùa mới vào cuối tháng 3 tới, góp phần đáng kể vào nguồn cung thiếu hụt hiện tại.

Giá cà phê thế giới tăng

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 7/3, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 tăng 25 USD/tấn ở mức 2.038 USD/tấn, giao tháng 7/2022 tăng 22 USD/tấn ở mức 2.013 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 tăng 1,35 cent/lb, ở mức 224,25 cent/lb, giao tháng 7/2022 tăng 1,35 cent/lb, ở mức 223 cent/lb.

Kết thúc tuần trước, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm tới 140 USD/tấn; giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 14,4 cent/lb. Cả tuần giá cà phê giảm sâu, chỉ hồi phục nhẹ phiên cuối tuần.

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình phân tích, 2 sàn cà phê vốn là nơi nhạy cảm với những biến động địa chính trị và giá trị đồng USD đã có một tuần biến động rất thất thường ngoài tầm kiểm soát của yếu tố cung-cầu. Cả Robusta và Arabica đều bị bán tháo mạnh. Hệ quả dẫn đến là hiệu suất đầu tư tính từ đầu năm 2022 đến 4/3 chuyển sang vùng âm, với sàn Robusta giảm 272 USD/tấn (âm 11,77%), còn sàn Arabica New York mất 1.75 cent/lb hay giảm 0,77%.

Vị chuyên gia cho biết thêm, bối cảnh xung đột tại Đông Âu làm giới đầu tư trên các sàn cà phê không đủ can đảm để mua vào mà chỉ có “tháo cược", lượng hợp đồng mua khống của hai sàn này tuần qua giảm rõ rệt. Dự kiến giao dịch trên hai sàn còn biến động rất mạnh trong những ngày tới, bởi ngân hàng trung ương nhiều nước tiêu thụ trong đó có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang tính chuyện tăng lãi suất điều hành để khống chế lạm phát.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, ngoài tác động trước mắt đến xuất khẩu, xung đột Nga - Ukraine còn có thể tác động gián tiếp và lâu dài đến xuất khẩu cà phê nói chung từ Ấn Độ sang Ukraine và các thị trường cà phê lân cận. Bên cạnh đó, mối lo lạm phát trên toàn thế giới khiến tình hình kinh tế bất ổn, thắt chặt các khoản chi tiêu, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm sút.

Trong một diễn biến khác, Văn hóa uống cà phê châu Âu đã ảnh hưởng tích cực đến tập quán tiêu thụ đồ uống nóng tại Nhật Bản, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với cà phê trong giới trẻ.

Điều này không chỉ khiến giới trẻ tiêu dùng cà phê hòa tan tại các quán cà phê đặc biệt và các cửa hàng cà phê có thương hiệu, mà còn khuyến khích họ tự pha chế cà phê hòa tan tại nhà, khiến nhu cầu về các loại cà phê hòa tan tăng.

Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản ghi nhận mức thấp trong hai năm liên tiếp 2020 và 2021 do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, sự phổ biến của cà phê đang tăng lên và lan rộng trên toàn cầu dẫn đến nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này tại Nhật Bản sẽ tăng trở lại vào những năm tới.

Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), năm 2021, Nhật Bản nhập khẩu cà phê đạt 409,8 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,32 tỷ USD, tăng 2,7% về lượng và tăng 11,6% về trị giá so với năm 2020.

Về giá nhập khẩu, trong năm 2021, giá nhập khẩu bình quân cà phê vào Nhật Bản đạt mức 3.212 USD/tấn, tăng 8,7% so với năm 2020.

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê từ hầu hết nguồn cung chính tăng, mức tăng cao nhất 23,2% từ Guatemala và mức tăng thấp nhất 5,9% từ Brazil, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình luận