Chờ...

Giá cà phê hôm nay 14/3/2022: “Lặng sóng” phiên đầu tuần

(VOH) - Giá cà phê ngày 14/3 đi ngang trong khoảng 40.200 - 40.800 đồng/kg. Sức tiêu thụ cà phê bị hạn chế do lo ngại lạm phát và căng thẳng địa chính trị.

Giá cà phê trong nước sáng nay đứng yên, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40,800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.700đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 40.700 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 40.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở  40.600 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ngưỡng  44.700 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,200

0

Lâm Hà (Robusta)

40,200

0

 Di Linh (Robusta)

40,100

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40,800

0

Buôn Hồ (Robusta)

40,700

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,700

0

Ia Grai (Robusta)

41,700

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41,700

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40,600

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

44,700

0

FOB (HCM)

2.148

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 14/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Năm 2021, Nhật Bản tăng nhập khẩu cà phê từ Brazil, Việt Nam, nhưng giảm nhập khẩu từ các thị trường cung cấp chính như Colombia, Guatemala, Ethiopia.

Số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho thấy, nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Brazil trong năm 2021 đạt 146,4 ngàn tấn, trị giá 406,3 triệu USD, tăng 25% về lượng và tăng 32,5% về trị giá so với năm 2020.

Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản chiếm 35,73% năm 2021, cao hơn so với thị phần 29,36% năm 2020.

Nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Việt Nam trong năm 2021 đạt xấp xỉ 101 ngàn tấn, trị giá 182,9 triệu USD, tăng 0,2% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so với năm 2020.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản giảm từ 25,25% năm 2020 xuống 24,62% năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Giá cà phê thế giới hôm nay

Khảo sát phiên giao dịch phiên gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 tăng 2 USD/tấn ở mức 2.095 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giữ nguyên ở mức 2.072 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 2,25 cent/lb ở mức 221,95 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 2,05 cent/lb, ở mức 221,4 cent/lb.

Tổng kết tuần qua, thị trường London có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng tất cả 57 USD (2,8%), lên 2.095 USD/tấn.

Trong khi đó, thị trường New York có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm liên tiếp. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 2,30 cent (1,03%), xuống 221,95 cent/lb.

Trong tuần, cuộc xung đột ở Đông Âu khiến USDX, chứng khoán, các sàn hàng hóa nguyên liệu tăng giảm thất thường. Trong đó vàng, dầu thô và cà phê là 3 sàn hàng hóa có tính thanh khoản cao, thường được giới đầu cơ dùng để chu chuyển dòng vốn hàng ngày liên tục biến động trong tuần qua.

Về tình hình cung - cầu, sàn New York đã giảm bớt mối lo thiếu hụt nguồn cung khi báo cáo mức tồn kho đã vượt lên trên ngưỡng tâm lý. Trong khi các lô hàng cà phê vụ mới từ các nước sản xuất khu vực Nam Mỹ tiếp tục chảy về sàn.

Trái lại, sản lượng vụ mới từ một số nước sản xuất Robusta chính, vẫn chưa thu hoạch và kịp đưa về sàn để đăng ký bổ sung đã hỗ trợ giá London đứng vững trong ngắn và trung hạn..

Tồn kho cà phê Robusta giảm 0,62 % so với tuần trước đó, đã góp phần hỗ trợ giá cà phê kỳ hạn tại London quay trở lại xu hướng tăng trong tuần qua.

Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, 2 sàn cà phê từ đầu năm có sự liên thông mật thiết với đồng USD. Giá trị đồng USD đang tăng tốt, do đó giới đầu cơ bên cạnh vàng đã chọn đồng USD là nơi trú ẩn vốn.

Ngoài ra, lạm phát tăng đẩy giá lương thực và năng lượng tăng mạnh đã phần nào hạn chế sức tiêu thụ của cà phê, bởi người dân sẽ ưu tiên tiêu cho những mặt hàng thiết yếu. Do vậy đà tăng của cà phê từ đầu năm đang bị khựng lại.