Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 300 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.800 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 300 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà, ở mức 40.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 300 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,400đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 300 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,400đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,400đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,400đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 300 đồng/kg, dao động ở 41,300đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 45.400 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
40,900 |
+300 |
Lâm Hà (Robusta) |
40,900 |
+300 |
Di Linh (Robusta) |
40,800 |
+300 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41,500 |
+300 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41,400 |
+300 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41,400 |
+300 |
Ia Grai (Robusta) |
41,400 |
+300 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
39,900 |
41,400 |
+300 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
41,300 |
+300 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
45,400 |
+300 |
FOB (HCM) |
2.135 |
Trừ lùi: +55 |
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 4, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 157,45 nghìn tấn, trị giá 362,31 triệu USD, giảm 25,4% về lượng và giảm 23,6% về trị giá so với tháng 3, so với tháng 4/2021 tăng 19,2% về lượng và tăng 47% về trị giá. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 739 nghìn tấn, trị giá 1,66 tỷ USD, tăng 26,2% về lượng và tăng 57,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Hiệp hội Cà phê - Ca Cao Việt Nam (VICOFA), vùng cà phê trọng điểm của nước ta đã có rất mưa thuận lợi. Tuy nhiên, giá cả vật tư phân bón hiện đã ở mức quá cao sẽ khiến nhà nông cắt giảm đầu tư cho cây cà phê. Do đó nguy cơ sản lượng vụ mùa sắp tới sụt giảm là không tránh khỏi. Điều này gây áp lực nên nguồn cung trong dài hạn. Ở hiện tại sức ép bán hàng cà phê vụ mới đang thu hoạch vẫn đè nặng lên các thị trường. Nguồn cung cà phê dồi dào do hàng vụ mới của Brazil và Indonesia.
Diễn biến theo xu hướng thế giới, giá cà phê trong nước cũng chịu tác động gián tiếp từ việc tăng lãi suất điều hành của đồng USD.
Với dự báo của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021-2022. Giá cà phê tổng hợp toàn cầu được theo dõi bởi ICO đã tăng 1,8% trong tháng 4 lên mức trung bình 198,4 US Cent/lb, dao động trong khoảng 186,9 - 202 US Cent/lb.
Giá cà phê thế giới phục hồi
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 20/5, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 17 USD/tấn ở mức 2.080 USD/tấn, giao tháng 9/2022 tăng 15 USD/tấn ở mức 2.081 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 1,0 cent/lb, ở mức 218,7 cent/lb, giao tháng 9/2022 tăng 1,1 cent/lb, ở mức 218,8 cent/lb.
Trong phiên vừa qua, chỉ số đồng USD giảm mạnh, đồng nội tệ Brazil tăng một lần nữa giúp giá cà phê thế giới hồi phục sau phiên giảm sâu trước đó. Từ đầu tuần giá cà phê trên cả 2 sàn tăng giảm đan xen, điều chỉnh theo tỷ giá đồng USD.
Một yếu tố cũng đang ảnh hưởng rất lớn đến giá cà phê hiện tại là tình hình sương giá tại các vùng trồng cà phê Brazil. Arabica trên sàn New York liên tục điều chỉnh khi thông tin lúc cho rằng sẽ có sương giá, lúc lại nhận định mức độ ảnh hưởng không lớn. Theo các chuyên gia, những thông tin trên thường không đáng tin cậy, chủ yếu do "bò đầu cơ" tung tin nhằm thao túng thị trường.
Niên vụ 2021 - 2022 có thể thiếu hụt hơn 3 triệu bao cà phê. Dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021- 2022 đạt 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với 170,8 triệu bao của niên vụ trước. Trong khi tiêu thụ toàn cầu dự kiến đạt 170,3 triệu bao (loại 60 kg), tăng 3,3% so với 164,9 triệu bao của niên vụ 2020-2021, theo ICO.
Sản lượng vụ mùa hiện tại của Colombia tương đối thấp do điều kiện thời tiết không thuận lợi, trong khi Brazil cũng thu hoạch vụ mùa nhỏ hơn trong thời kỳ “trái vụ” của cây cà phê arabica.
Mặt khác, cả hai quốc gia này còn phải đối mặt với các vấn đề về chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê. Trong khi đó, châu Á và châu Đại Dương đang là khu vực hưởng lợi nhiều nhất từ sự sụt giảm sản lượng của Colombia và Brazil.
Trong tháng 3, xuất khẩu của khu vực châu Á và châu Đại Dương đã đạt hơn 5 triệu bao, tăng mạnh 19,4% so với tháng 3/2021.
Trong tháng 4, tồn kho arabica được chứng nhận trên sàn giao dịch kỳ hạn New York là 1,2 triệu bao và dự trữ robusta trên sàn London là 1,6 triệu bao, giảm lần lượt 2,4% và 4,3%.