Giá cà phê hôm nay 21/3/2022: Giá cà phê đứng ở mức cao

(VOH) - Giá cà phê ngày 21/3 đi ngang trên diện rộng. Dự báo sản lượng năm 2022 sẽ thấp hơn do năng suất thấp.

Tuần qua, thị trường cà phê nhìn chung có xu hướng đi lên. Các tỉnh thành ghi nhận mức tăng 1.000 đồng/kg so với đầu tuần.

Giá cà phê trong nước ổn định, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.800 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 41.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 41.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,700đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 41,700 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông  , dao động ở ngưỡng 41,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở  41,600 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở  ngưỡng  45.700 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

41,200

0

Lâm Hà (Robusta)

41,200

0

 Di Linh (Robusta)

41,100

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,800

0

Buôn Hồ (Robusta)

41,700

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,700

0

Ia Grai (Robusta)

41,700

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41,700

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,600

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,700

0

FOB (HCM)

2.222

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 21/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam chưa chịu ảnh hưởng lớn bởi căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine. Mặc dù Nga là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 7 của Việt Nam, nhưng tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nga chỉ chiếm 4,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.

Trong tháng 2/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.306 USD/tấn, tăng 1,6% so với tháng 1/2022 và tăng 31,1% so với tháng 2/2021.

Tính chung hai tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.219 USD/tấn, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Về thị trường, tháng 2/2022 so với tháng 2/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang một số thị trường chủ lực tăng mạnh, trong khi xuất khẩu sang Đức, Italia, Mỹ, Nga, Tây Ban Nha, Philippines và Hàn Quốc giảm.

Tính chung hai tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường truyền thống tăng so với cùng kỳ năm 2021, ngoại trừ Italia, Mỹ, Hàn Quốc, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (Vicofa) nhận định, sản lượng năm 2022 sẽ thấp hơn do năng suất thấp, vỏ quả đẹp nhưng không có nhân bên trong hoặc nhân rất bé, người dân không có tiền để đầu tư chăm sóc vườn cây. Sản lượng cà phê niên vụ 2020 - 2021 đạt 1,62 triệu tấn, giải quyết một triệu việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, do thiếu nhân công thu hái nên tỷ lệ hái quả xanh rất cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng hạt cà phê. Thêm vào đó là thời tiết mưa nhiều, cà phê không phơi sấy được.

Giá cà phê thế giới đi ngang

Khảo sát phiên giao dịch phiên sáng ngày 21/3, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.167 USD/tấn sau khi tăng 1,31% (tương đương 28 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 220,05 US cent/pound, tăng 1,83% (tương đương 3,95 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam).

Tính chung cả tuần qua, giá cà phê robusta tại London có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen, các mức tăng khá mạnh. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 5 tăng tất cả 72 USD (tăng 3,44%), lên 2.167 USD/tấn. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Trong khi đó, giá cà phê arabica có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, các mức giảm đáng kể. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm tất cả 1,90 Cent, tức (giảm 0,86%), xuống 220,05 Cent/lb. Khối lượng giao dịch cao trên mức trung bình.

Trong niên vụ 2021 - 2022, tiêu thụ cà phê thế giới dự kiến đạt 170,3 triệu bao 60kg, tăng 3,3% so với 164,9 triệu bao trong niên vụ 2020 - 2021.

Trong đó, ước tính tiêu thụ cà phê của Bắc Mỹ tăng 5,4% từ 30,3 triệu bao của niên vụ 2020 - 2021 lên 31,9 triệu bao trong niên vụ 2021 - 2022.

Tiêu thụ của châu Âu cũng dự kiến sẽ tăng trở lại, với khoảng 54,2 triệu bao so với con số 52 triệu bao của niên vụ 2020 - 2021.

Tiêu thụ cà phê của châu Á và châu Đại Dương trong niên vụ 2021 - 2022 tiếp tục tăng lên 40,8 triệu bao từ 39,7 triệu bao của niên vụ trước.

Tuy nhiên, tiêu thụ của Mexico và Trung Mỹ cũng như tại Nam Mỹ tăng trưởng thấp khi chỉ tăng 0,3% và 0,5%. Tiêu thụ ở châu Phi ước tính tăng 2,4% lên 11,7 triệu bao trong niên vụ cà phê 2021 - 2022.

Như vậy, sản lượng sẽ thiếu hụt khoảng 3,1 triệu bao so với nhu cầu tiêu thụ trong niên vụ 2021 - 2022.

Cán cân đã thay đổi chủ yếu do sự điều chỉnh đáng kể về tiêu dùng của Venezuela, nhưng xu hướng chung có thể góp phần làm giảm lượng hàng dự trữ, vì lượng tiêu thụ vượt sản lượng cà phê niên vụ 2021 - 2022.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 1/2022 đạt 10,9 triệu bao, tăng 2,8% so với 10,6 triệu bao của cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, lũy kế trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022 (tháng 10/2021 đến tháng 1/2022), xuất khẩu cà phê toàn cầu đã giảm 1,5% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống còn 41,8 triệu bao.

Trong đó, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu đạt 37,3 triệu bao trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022, giảm 2,9% so với so với 38,4 triệu bao của cùng kỳ 2020 - 2021.

Xét theo chủng loại, các lô hàng cà phê arabica khác tăng 22,3% lên 6,1 triệu bao và robusta tăng 8,3% lên 14 triệu bao. Tuy nhiên, xuất khẩu arabica Brazil và arabica Colombia giảm lần lượt 17,6% và 10,9%, xuống còn 12,8 triệu bao và 4,3 triệu bao.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê đã rang trong 4 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022 tăng mạnh 18,8%, từ 238.000 bao lên 282.000 bao so với cùng kỳ niên vụ trước. Tương tự, xuất khẩu cà phê hòa tan tăng 11,5%, lên 4,2 triệu bao so với 3,8 triệu bao của niên vụ trước.

Với diễn biến này, tỷ trọng cà phê nhân xanh trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu đã giảm 0,7 điểm %, trong khi tỷ trọng xuất khẩu cà phê đã rang tăng 0,1 điểm% và cà phê hòa tan tăng 1,1 điểm %.

Đây là sự tiếp nối xu hướng giảm tỷ trọng hạt cà phê xanh trong tổng xuất khẩu cà phê những năm gần đây.

Bình luận