Giá cà phê trong nước hôm nay tăng 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 39.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.000 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.100 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 39,600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 39,500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 39,500 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 39,500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 39,600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở 39,600 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở 43,600 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
39,100 |
+100 |
Lâm Hà (Robusta) |
39,100 |
+100 |
Di Linh (Robusta) |
39,000 |
+100 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
39,600 |
+100 |
Buôn Hồ (Robusta) |
39,500 |
+100 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
39,500 |
+100 |
Ia Grai (Robusta) |
39,500 |
+100 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
39,900 |
39,600 |
+100 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
+100 |
+100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
43,600 |
+100 |
FOB (HCM) |
1,871 |
Trừ lùi: +55 |
Việt Nam đang bước vào thời điểm thu hoạch cà phê. Ghi nhận tại các tỉnh trong khu vực, năm nay, cà phê được mùa, tăng cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ cà phê chín khi thu hái của nông dân Tây Nguyên đạt khoảng 85%. Đáng chú ý, tỷ lệ cà phê chín hơn 90% thậm chí là đến 93% không còn là hiện tượng cá biệt trong vụ cà phê này.
Nguồn cung dồi dào nên việc giá cà phê biến động theo hướng giảm cũng không gây nhiều bất ngờ. Bên cạnh đó, chịu ảnh hưởng của giá cà phê thế giới biến động theo chiều hướng giảm giá là chủ đạo càng làm sâu hơn khả năng giảm giá của cà phê trong nước.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 10/2022 đạt 79,83 nghìn tấn, trị giá 206,85 triệu USD.
So với tháng 9/220 đang giảm 13,7% về lượng và giảm 8,5% về trị giá. Và giảm 19,6% về lượng và giảm 4,8% về trị giá so với tháng 10/2021.
Tính chung 10 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt xấp xỉ 1,42 triệu tấn, trị giá 3,28 tỷ USD, tăng 10,8% về lượng và tăng 33,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Giá cà phê thế giới hôm nay
Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 22/11, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2023 tăng 1 USD/tấn ở mức 1.812 USD/tấn, giao tháng 3/2023 tăng 1 USD/tấn ở mức 1.788 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 tăng 5,3 cent/lb, ở mức 160,4 cent/lb, giao tháng 3/2023 tăng 5,05 cent/lb, ở mức 160,75 cent/lb.
Thị trường cà phê hồi phục nhẹ phiên đầu tuần sau khi đã giảm quá mức thời gian trước đó. Tuần qua, 2 sàn cà phê phái sinh đã về chạm mức thấp nhất tính từ 16 tháng. Robusta có lúc chạm đáy 1.757 USD/tấn và Arabica 154.05 cent/lb.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/11, London tại 1.787 USD/tấn, cả tuần giá giảm 38 USD hay 2,08% làm từ đầu năm đến nay sàn này giảm 480 USD/tấn hay 21,17%; sàn New York chốt tại 155.10 cent/lb giảm 13 cent/lb (-287 USD/tấn) hay giảm 7,73%, tính từ đầu năm New York đã mất 67,50 cent/lb (-1.488 USD/tấn) tương đương với -30,32%.
Giá cà phê nguyên liệu cơ sở loại 2, tối đa 5% đen vỡ tại vùng sản xuất trọng điểm Tây Nguyên có nơi đã mất mốc 40 triệu đồng/tấn để chạm quanh 39,5 - 39,8 triệu đồng/tấn.
Chuyên gia Nguyễn Quang Bình dự đoán, hai yếu tố có thể giúp giá Robusta tuần này tăng là RSI 14 đang ở vùng bán quá mức, và các quỹ quản lý vốn tăng lượng hợp đồng dư bán khá mạnh tuần trước. Tính đến ngày khóa sổ 15/11, khối lượng hợp đồng dư bán của họ tăng 5.370 lô đạt 28.541 lô.
Trong niên vụ 2021-2022 vừa qua, xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ đã giảm 7,1% so với niên vụ trước xuống còn 55,3 triệu bao. Nguyên nhân là lượng cà phê xuất khẩu của Brazil, nước xuất khẩu lớn nhất khu vực, giảm 11,4% so với vụ trước xuống còn 38,1 triệu bao.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017, xuất khẩu cà phê của Brazil giảm xuống dưới 40 triệu bao. Yếu tố mùa vụ và các vấn đề về logistics đã ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu cà phê của nước này trong niên vụ vừa qua.
Với khu vực châu Á và châu Đại Dương đã xuất khẩu 43,9 triệu bao trong niên vụ 2021-2022, tăng 12,8% so với vụ trước. Riêng Việt Nam chiếm 64% khối lượng xuất khẩu của khu vực với 28,2 triệu bao, tăng 14,8% (tương ứng 3,6 triệu bao) so với niên vụ 2020-2021.
Điều này giúp Việt Nam trở thành nước có đóng góp chính vào mức tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực châu Á và Châu Đại Dương trong niên vụ vừa qua.
Xuất khẩu cà phê của Ấn Độ đã tăng tới 21,7% trong niên vụ 2021-2022, lên 7,2 triệu bao. Còn Indonesia, nhà sản xuất và xuất khẩu lớn thứ ba trong khu vực, ghi nhận lượng xuất khẩu tăng nhẹ lên 6,9 triệu bao từ mức 6,8 triệu bao của niên vụ trước.
Trong khi đó, xuất khẩu cà phê từ khu vực châu Phi giảm 5,1% xuống 13,7 triệu bao.