Giá cà phê hôm nay 23/3/2022: Giá điều chỉnh nhẹ

(VOH) - Giá cà phê ngày 23/3 giảm nhẹ 100 đồng/kg. Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng xuất khẩu cà phê sang 5 thị trường hàng đầu thế giới là: Mỹ, Đức, Pháp, Canada và Italia.

Giá cà phê trong nước giảm nhẹ, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.800 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 41.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 41.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,700đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,700 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 100 đồng/kg , dao động ở ngưỡng 41,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/kg, dao động ở  41,600 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  45.700 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

41,200

-100

Lâm Hà (Robusta)

41,200

-100

 Di Linh (Robusta)

41,100

-100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,800

-100

Buôn Hồ (Robusta)

41,700

-100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,700

-100

Ia Grai (Robusta)

41,700

-100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41,700

-100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,600

-100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,700

-100

FOB (HCM)

2.225

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 23/3/2022
Ảnh minh họa: internet

Trong 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 370.874 tấn, với kim ngạch trên 823,11 triệu USD, giá trung bình đạt 2.219,4 USD/tấn, tăng mạnh 30,9% về khối lượng, tăng 65,8% về kim ngạch và tăng 26,7% về giá so với cùng kỳ năm 2021.

Đức là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam, chiếm gần 13% tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 47.173 tấn, tương đương 104,39 triệu USD, giá trung bình 2.212,9 USD/tấn, tăng 16,6% về lượng, tăng 49,4% về kim ngạch và tăng 28% về giá so với 2 tháng đầu năm 2021.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng xuất khẩu cà phê sang 5 thị trường hàng đầu thế giới là: Mỹ, Đức, Pháp, Canada và Italia. Các nền kinh tế lớn trên thế giới phục hồi cũng giúp thúc đẩy tiêu thụ cà phê trở lại. Xu hướng tiêu thụ cà phê hòa tan ngày một gia tăng giúp tăng lợi thế cho cà phê Robusta của Việt Nam.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Khảo sát phiên giao dịch phiên sáng ngày 23/3, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 5 USD/tấn ở mức 2.170 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 3 USD/tấn ở mức 2.142 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 tăng 0,45 cent/lb ở mức 225,1 cent/lb, giao tháng 7/2022 giữ ở mức 224,45 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 21/3/2022: Thị trường chững lại, giá cà phê điều chỉnh nhẹ 2
Giá cà phê hôm nay 21/3/2022: Thị trường chững lại, giá cà phê điều chỉnh nhẹ 3

Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều khi chứng khoán Mỹ phục hồi, hút lại dòng vốn từ vàng, dầu thô và các sàn nông sản. Bên cạnh đó, tồn kho đạt chuẩn tiếp tục tăng cũng là nguyên nhân khiến giá cà phê thế giới chững lại trong phiên vừa qua.

Từ đầu tuần này, đầu cơ trên sàn New York quay lại tăng mua sau khi đã mạnh tay thanh lý vị thế ròng trong tuần trước. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ ở Đông Âu bị đình trệ vì các lệnh cấm vận của phương Tây với khoảng 3 triệu bao/năm, cũng chỉ đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Cà phê Quốc tế (ICO) đang là yếu tố tích cực nâng đỡ giá cà phê.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), thị trường cà phê thế giới biến động mạnh sau khi cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine diễn ra từ ngày 24/2.

Giá cà phê kỳ hạn trên sàn New York và London theo đó đã giảm 3,1%, mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ sau mức giảm 6,9% được ghi nhận vào ngày 30/7/2021.

Chỉ số giá cà phê tổng hợp được theo dõi bởi ICO cũng giảm 3,7%. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ ngày 20/12/2021.

Đáng chú ý, kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, chỉ số giá cà phê toàn cầu đã giảm 7,3% xuống dưới mốc 200 US cent/pound, chỉ còn 196,1 US cent/pound vào ngày 10/3.

Trong tháng 2, giá cà phê robusta kỳ hạn gần tăng, kỳ hạn dài giảm so với cuối tháng 1/2022. Trong khi đó, giá cà phê arabica tăng.

Các nhà xuất khẩu cà phê đang bắt đầu phải đối mặt với những khó khăn về lĩnh vực hậu cần, một số container cà phê của Honduras đang bị mắc kẹt ở vùng biển quốc tế.

Một số tổ chức, bao gồm cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã cắt giảm triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022. Tuy nhiên, ICO cho rằng vẫn còn quá sớm để đánh giá đầy đủ tác động của cuộc xung đột đối với thị trường cà phê của Nga và Ukraine cũng như với ngành công nghiệp cà phê toàn cầu.

Tuy nhiên, do thời điểm cuộc xung đột bắt đầu diễn ra là cuối tháng 2, nên tính chung trong cả tháng 2 chỉ số giá tổng hợp cà phê toàn cầu vẫn tăng 3,2% so với tháng trước, đạt 210,9 US cent/pound. Qua đó đánh dấu tháng tăng giá thứ 17 liên tiếp của chỉ số giá cà phê toàn cầu.

Bình luận