Giá cà phê hôm nay 23/5/2022: Giao dịch thận trọng ngay phiên đầu tuần

(VOH) - Giá cà phê ngày 23/5 đi ngang phiên đầu tuần, giao dịch chậm, thị trường đang bị thách thức bởi tình trạng dư cung kéo dài cho đến hết 2022.

Giá cà phê trong nước sáng nay đứng yên, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.200 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà, ở mức 40.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,200đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 41,100đồng/kg và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,100đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động 41,100đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động 41,000đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động 45.100 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,600

0

Lâm Hà (Robusta)

40,600

0

 Di Linh (Robusta)

40,500

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,200

0

Buôn Hồ (Robusta)

41,100

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,100

0

Ia Grai (Robusta)

41,100

0

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

41,100

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,000

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,100

0

FOB (HCM)

2.111

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 23/5/2022
Ảnh minh họa: internet

Hải quan Việt Nam đã báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê robusta trong tháng 4 chỉ đạt 2.624.183 bao, giảm 25,40% so với tháng trước. Do đó, lũy kế xuất khẩu cà phê trong 7 tháng đầu của niên vụ hiện tại 2021/2022 đã tăng 2.468.384 bao, tức tăng 16,47% so với cùng kỳ niên vụ trước, lên đạt tổng cộng 17.453.867 bao.

Về triển vọng cung - cầu cà phê thế giới, ICO dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021- 2022 đạt 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với 170,8 triệu bao của niên vụ trước, trong khi tiêu thụ toàn cầu dự kiến đạt 170,3 triệu bao (loại 60 kg), tăng 3,3% so với 164,9 triệu bao của niên vụ 2020-2021.

Với dự báo mới nhất này của ICO, thị trường cà phê toàn cầu có thể thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021-2022. Nhưng điều này sẽ không còn là mối lo khi Brazil đã bước vào thu hoạch cà phê của niên vụ mới 2022-2023 với sản lượng tăng theo chu kỳ “hai năm một”. Điều này sẽ tác động tích cực đến giá cà phê trong thời gian tới.

Giá cà phê thế giới đứng yên

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 23/5, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 ở mức 2.056 USD/tấn, giao tháng 9/2022 ở mức 2.059 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022, ở mức 215,85 cent/lb, giao tháng 9/2022, ở mức 216 cent/lb.

Tổng hợp tuần trước, thị trường London có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng đan xen. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng tất cả 16 USD và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng tất cả 16 USD. Khối lượng giao dịch khá thấp dưới mức trung bình.

Thị trường New York cũng có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng đan xen. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng tất cả 1,95 cent và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng tất cả 1,95 cent. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Trong tháng 3, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu đạt 11,8 triệu bao, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhóm cà phê arabica Brazil và robusta ghi nhận mức tăng 3,9% và 7,8%. Các mức tăng này bù đắp cho sự sụt giảm 7,0% trong xuất khẩu của nhóm cà phê arabica khác.

Mặc dù vậy, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 3 năm nay đã giảm 1,4% xuống 59,3 triệu bao. Sự sụt giảm này phần lớn đến từ các lô hàng cà phê arabica Colombia và arabica Brazil với mức giảm lần lượt là 10,5% và 11,5%.

Tuy nhiên, xuất khẩu các lô hàng cà phê arabica khác tăng 11,4% trong khi cà phê robusta cũng tăng 7% lên mức 22,05 triệu bao.

Trái ngược với sự sụt giảm của cà phê nhân, xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu trong tháng 3 tiếp tục tăng mạnh 18,7% lên 1,3 triệu bao.

Trong 6 tháng đầu niên vụ 2021-2022, đã có tổng cộng 6,5 triệu bao cà phê hòa tan được xuất khẩu trên thế giới, tăng 13% so với 5,8 triệu bao trong cùng kỳ của vụ trước.

Với kết quả này, tỷ trọng cà phê hòa tan trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu đã tăng lên 9,8% (tính trung bình 12 tháng) vào tháng 3 từ 8,9% trong tháng 3/2021.

Trong 6 tháng qua, Việt Nam và Ấn Độ ghi nhận mức tăng trưởng lớn nhất trong xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu, tăng lần lượt là 167.000 bao và 108.000 bao so với cùng kỳ.

Xuất khẩu của Brazil, Bờ Biển Ngà, Indonesia và Thái Lan cũng ghi nhận mức tăng 265.000 bao. Trong tháng 3, chỉ có duy nhất cà phê rang xay có lượng xuất khẩu giảm 2,1% xuống 78.000 bao.

Bình luận