Giá cà phê hôm nay 24/11/2020: Giá thế giới giảm kéo theo giá cà phê trong nước đi xuống

(VOH) - Giá cà phê ngày 24/11 giảm 200 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới suy yếu.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.200 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà về mức 32.300 đồng/kg, tại Di Linh về ngưỡng 32.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 200 đồng/kg, tại Cư M'gar dao động ở mức 33.000 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê về  ngưỡng 32.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 200 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch về  mức 32.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng giảm 200 đồng/kg, dao động về ngưỡng 32.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 200 đồng/kg, dao động về  mức 32.600 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 200 đồng/kg về ngưỡng  34.400 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.487 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 80 – 100 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 3 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

— Bảo Lộc (Robusta)

32,300

-200

— Lâm Hà (Robusta)

32,300

-200

— Di Linh (Robusta)

32,200

-200

ĐẮK LẮK

 

 

— Cư M'gar (Robusta)

33.000

-200

— Buôn Hồ (Robusta)

32,800

-200

GIA LAI

 

 

— Pleiku (Robusta)

32,700

-200

_ Ia Grai (Robusta)

32,700

-200

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa (Robusta)

32,700

-200

KON TUM

 

 

— Đắk Hà (Robusta)

32.600

-200

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

34,400

-200

Giá cà phê hôm nay 24/11/2020
Ảnh minh họa: internet

Ở thị trường trong nước những ngày đầu tháng 11, giá cà phê trong nước tăng so với cuối tháng 10. Ngày 9/11, giá cà phê trong nước tăng từ 500 – 600 đồng/kg (tương đương mức tăng từ 1,5 – 1,9%) so với ngày 30/10.

Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta loại R1 tăng 1,7% so với ngày 30/10, lên mức 34.900 đồng/kg.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo thời gian tới, giá cà phê robusta tăng do nguồn cung cà phê robusta toàn cầu bị gián đoạn do thời tiết không thuận lợi tại Việt Nam - nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, chiếm 56% tổng sản lượng cà phê toàn cầu.

Nhiều nước thực hiện giãn cách xã hội khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan tại nhà tăng. Bộ Nông nghiệp Brazil dự báo, sản lượng cà phê robusta thế giới trong niên vụ 2020-2021 đạt 74,3 triệu bao (bao 60kg), tăng 1,6% so với niên vụ 2019 - 2020.

Tuy nhiên, sản lượng cà phê robusta của Việt Nam giảm 3% so với niên vụ 2019-2020, đạt 29,2 triệu bao.

Sản lượng cà phê arabica thế giới niên vụ 2020-2021 dự báo đạt 101,8 triệu bao, tăng 8,5% so với niên vụ 2019-2020.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho biết dự báo của USDA về thị trường thế giới: sản lượng và xuất khẩu cà phê thế giới niên vụ 2020-2021 dự kiến đạt mức cao kỉ lục do Brazil bước vào năm sản xuất chính.

Sản lượng cà phê thế giới năm 2020-2021 tăng 9,1 triệu bao so với năm trước, đạt mức kỉ lục 176,1 triệu bao, trong đó Brazil dự kiến chiếm phần lớn sản lượng khi vụ Arabica bước vào năm sản xuất chính của chu kỳ sản xuất hai năm 1 lần.

Brazil - nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, ước đạt 61,62 triệu bao, chiếm 35% sản lượng toàn cầu.

Trong đó, sản lượng cà phê arabica đạt 47,3 triệu bao, chiếm 46,4% tổng sản lượng arabica toàn cầu; robusta đạt 14,2 triệu bao, chiếm 19% tổng sản lượng cà phê robusta.

Trong khi đó, Ngân hàng đầu tư BBA dự báo sản lượng cà phê của Brazil niên vụ 2021 - 2022 sẽ giảm 14 - 21% do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết và sự thay đổi chu kì sản xuất cà phê arabica.

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhiều thứ 2 thế giới (riêng cà phê Robusta, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng sản lượng xuất khẩu khoảng hàng năm đạt khoảng 11,6 -11,8 triệu tấn, kim ngạch khoảng 2,6 – 2,8 tỷ USD). Riêng cà phê rang xay, hòa tan hiện đang được các nước trên thế giới ưa chuộng. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, khi nền kinh tế của toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề nhưng nhu cầu tiêu thụ cà phê vẫn không hề giảm mà ngày càng tăng.

Việt Nam cũng không ngoại lệ, xu hướng tiêu dùng cà phê trong nước cũng tăng mạnh. Đối với xuất khẩu, cà phê rang xay, hòa tan cũng đang được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng nên kim ngạch xuất khẩu cũng tăng theo, chiếm 12% trong tổng lượng xuất khẩu cả phê cả nước.

Theo đánh giá của các tổ chức nước ngoài, tiêu thụ cà phê hòa tan trên thế giới tăng trưởng mạnh trong những năm qua cũng như trong thời gian tới. Số liệu gần đây cho thấy, cà phê hòa tan chiếm 14% nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Do đó, Việt Nam đang có cơ hội sẽ trở thành quốc gia sản xuất cà phê hòa tan hàng đầu thế giới do sở hữu nguồn cà phê Robusta dồi dào, là nguyên liệu chính để chế biến cà phê hòa tan.

Giá cà phê thế giới giảm

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

11/20

1367

+2

+0.15

7

1388

1367

1388

1365

1099

01/21

1378

-8

-0.58

5872

1397

1371

1388

1386

38294

03/21

1387

-8

-0.57

3890

1405

1380

1392

1395

32357

05/21

1398

-10

-0.71

1186

1415

1393

1404

1408

13975

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

12/20

114.45

-1.05

-0.91

39

116.65

114.35

116.65

115.5

1041

03/20

117.05

-1.00

-0.85

19088

120

116.1

117.8

118.05

114969

05/21

118.95

-1.00

-0.83

4726

121.95

118

119.6

119.95

43750

07/21

120.55

-1.05

-0.86

1891

123.5

119.7

121.35

121.6

35085

Giá cà phê giao dịch sáng nay 24/11, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London sụt giảm liên tiếp phiên thứ năm. Kỳ hạn giao ngay tháng 1 giảm thêm 8 USD, xuống 1.378 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 cũng giảm thêm 8 USD, còn 1.387 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm thêm 1 cent, xuống 117,05 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 cũng giảm thêm 1 cent, còn 118,95 cent/lb, các mức giảm dáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Đồng Reais giảm mạnh 0,89 %, xuống đứng ở mức 1 USD = 5,4360 Reais do sự suy yếu nói chung của tiền tệ các nước mới nổi và sự lạc quan về vắc xin covid-19 tiếp tục đẩy chứng khoán Mỹ mạnh lên, cho dù USDX còn nguyên áp lực của sự không chắc chắn về gói tài trợ mới hiện vẫn chưa được Quốc hội Mỹ thông qua.

Giá cà phê hai sàn sụt giảm còn do đầu cơ chốt lời ngắn hạn và thiếu vắng sức đầu cơ mới. Trong khi thị trường cũng tỏ ra thận trọng trước báo cáo điều chỉnh mới nhất của USDA về sản xuất và xuất khẩu của các quốc gia chủ chốt.

Theo báo cáo USDA, sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2020/2021 được điều chỉnh xuống 29 triệu bao do thời tiết không thuận lợi và xuất khẩu trong niên vụ này chỉ khoảng 26,65 triệu bao do sự cạnh tranh.

Theo dữ liệu báo cáo của Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê trong niên vụ 2019/2020, chủ yếu là cà phê Robusta, đạt tổng cộng 27,3 triệu bao, giảm khoảng 1 triệu bao so với xuất khẩu của niên vụ cà phê 2018/2019 trước đó.

Xuất khẩu cà phê của Jamaica sang Nhật Bản giảm ít nhất 1/3 trong năm nay và giảm khoảng 21% trong vòng 5 năm qua. Diễn biến này nhanh hơn 4 lần so với sự sụt giảm nói chung về lượng tiêu thụ cà phê của người Nhật, vốn đã giảm 5% trong vòng 5 năm.

Trong cùng giai đoạn nói trên, cà phê do các quốc gia khác, trừ Đức, xuất khẩu sang Nhật Bản đã tăng 365% lên mức 9,2 triệu USD vào năm 2019 và tăng 78% tính từ năm 2015.

Trong đó, cà phê Brazil dẫn đầu với 23% thị phần, trị giá 400 triệu USD; tiếp theo là Trung Quốc với 12%, trị giá 200 triệu USD; và Colombia là 11%, tương đương 197 triệu USD. Những nước khác lọt vào top 10 là Việt Nam, Indonesia, Guatemala, Ethiopia, Ấn Độ, Sri Lanka và Tanzania.