Giá trong nước tăng mạnh
Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.900 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 100đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41.800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100đồng/kg, giá ở Pleiku là 41.700 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum cũng tăng 100đồng/kg, dao động ở mức 41.7000 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100đồng/kg, dao động ở ngưỡng 43.100 đồng/kg
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
41,000 |
+100 |
Lâm Hà (Robusta) |
41,000 |
+100 |
Di Linh (Robusta) |
40,900 |
+100 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41.800 |
+100 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41.700 |
+100 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41.700 |
+100 |
Ia Grai (Robusta) |
41.700 |
+100 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
41.700 |
+100 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
41.700 |
+100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
43,100 |
+100 |
FOB (HCM) |
2.408 |
Trừ lùi: +55 |
Với vụ cà phê trong nước, theo phản ánh của báo Đắk Lắk, hiện tại giá cà phê ở địa phương này đang nhích lên ở mức hơn 40 nghìn đồng/kg nhân xô, với mức giá này, người trồng cà phê có lời chút đỉnh so với những niên vụ trước.
Ông Võ Thảo (thôn 2, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar) chia sẻ, lời chút đỉnh là bởi đầu vào (phân bón, xăng dầu, ngày công) cho vườn cây đều tăng gần gấp đôi, khiến người trồng hạn chế đầu tư nên ảnh hưởng ít nhiều đến sản lượng.
Theo tính toán, mức đầu tư bình quân cho 1 sào cà phê là 3 bao (loại 50 kg/bao) phân urê hay kali/niên vụ. Nếu như trước đây, giá phân bón chỉ trên dưới 500 ngàn đồng/bao thì nay giá tăng lên gần 1 triệu đồng/bao nên nhiều người giảm mức đầu tư xuống còn một nửa, khiến sản lượng giảm theo, chỉ được trên 1 tạ (nhân xô)/sào.
Bán ra theo giá hiện tại được khoảng 4,5 triệu đồng, trừ mọi khoản chi phí đầu vào, còn lại chừng 2 triệu đồng, chỉ đủ tái đầu tư cho niên vụ sau.
Ở Đắk Nông, vườn cà phê 2 ha của ông Mai Văn Tuế, ở tổ dân phố 6, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa), năm nay năng suất tăng gấp đôi, nhưng gia đình không vui.
Theo ông Tuế, sản xuất cà phê 5 năm qua hầu như thua lỗ. Năm nay được tiếng là năng suất tăng gấp đôi, giá cũng tăng, nhưng tính ra hòa vốn. Bởi vì, giá vật tư các loại đều tăng cao, giá nhân công chăm sóc, thu hoạch cà phê cũng tăng, khiến chi phí đầu tư đội lên rất nhiều.
Khi cà phê thất thế, ông Tuế phải trồng xen thêm cây ăn trái như sầu riêng, xoài, bơ, mít, chuối... để tạo thêm thu nhập. "Chính cây ăn trái đã “cứu” 2 ha cà phê và 500 trụ hồ tiêu. Lợi nhuận từ cây ăn trái tôi mua phân bón chăm sóc cho hồ tiêu và cà phê”, ông Tuế cho biết.
Giá cà phê thế giới trái chiều
Khảo sát giá cà phê sáng ngày 24/12/2021, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 tăng 16 USD/tấn ở mức 2.462 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 14 USD/tấn ở mức 2.353 USD/tấn.
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giảm 2,35 cent/lb, ở mức 231,2 cent/lb, giao tháng 5/2022 giảm 2,3 cent/lb, ở mức 231,1 cent/lb.
Sắc xanh tiếp tục duy trì trên bảng giá cà phê robusta, trong khi arabica quay đầu điều chỉnh giảm. Lực mua tiếp tục giúp cho giá cà phê tăng phiên thứ hai liên tiếp.
Những lo ngại về biến thể mới Omicron đã dịu đi, bởi ngoài sự lây lan nhanh, các thông tin đang cho thấy biến thể này ít nguy hiểm hơn biến thể Delta trước đó.
Các tin tức tích cực này thúc đẩy không chỉ giá cà phê, mà toàn bộ các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp tăng giá, vì nhu cầu tiêu thụ sẽ không bị sụt giảm quá nhiều.
Mức tồn kho đạt chuẩn trên sàn New York cũng giảm xuống còn 1,548 triệu bao và chỉ còn cách mức thấp nhất của năm nay khoảng 33.000 bao.
Trong bối cảnh thị trường giao dịch trầm lắng trước thềm Giáng Sinh và Tết Năm mới, USDX tiếp tục sụt giảm đã hỗ trợ nhà đầu tư quay lại thị trường để tăng mua các loại hàng hóa nói chung.
Trên hai sàn kỳ hạn thế giới quay lại mức cao do những vấn đề về logistics chưa thể giải quyết trong ngắn hạn và cấu trúc giá nghịch đảo vẫn được duy trì, cho dù các thị trường cà phê vừa đón nhận tin vui mới.
Theo tin Bloomberg, việc thiếu hụt container rỗng và không có chỗ trên tàu đã khiến các thương nhân cà phê tái lập phương thức vận tải đã bị dẹp bỏ hơn 20 năm nay. Một chuyến hàng đi từ Sumatra – Indonesia và một chuyến từ Santos – Brazil đang hướng về các kho ICE – châu Âu theo cách “không container”…
Tuy cước tàu rẻ hơn nhiều nhưng chi phí xếp dỡ lại rất cao vì thiếu hụt nhân công phù hợp và nhất là hoạt động “rất phức tạp” từ kho nội địa nơi xuất phát đến việc tiếp nhận tại nơi đến do thiếu thiết bị phù hợp. Có lẽ chỉ để giải quyết sự tắt nghẽn trước mắt chứ chưa tính đến việc cải thiện giá cả.
Trong tháng đầu tiên của niên vụ 2021-2022, xuất khẩu cà phê của khu vực Trung Mỹ và Mexico tăng 35,0% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 0,5 triệu bao.
Xuất khẩu của Honduras tiếp tục phục hồi tích cực sau hai thảm họa thiên nhiên do bão Iota và Eta gây ra, với lượng hàng xuất khẩu tăng 293,2% lên 80.238 bao trong tháng đầu tiên của niên vụ 2021-2022.
Nicaragua, nơi chịu những thảm họa khí hậu tương tự như Honduras, cũng đã ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu lên tới 70% so với tháng 10/2020, đạt 92.838 bao.
Bên cạnh đó, xuất khẩu tăng lần lượt là 15%, 6,9% và 22,2% tại Guatemala và Mexico và Costa Rica. Tương tự, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi cũng tăng 5,1% so với cùng kỳ, đạt 1,1 triệu bao.
Mức tăng trưởng này được ghi nhận ở Uganda (+13,7%) và Ethiopia (+37,2%), trong khi giảm ở Tanzania (-28,3%), Kenya (-47,4%) và Bờ Biển Ngà (-45,2%).