Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 30.900 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 30.400 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng nhẹ 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 30.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 30.400 đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk điều chỉnh nhẹ, khu vực Cư M'gar tăng 100 đồng/kg lên mức 30.900 đồng/kg, Buôn Hồ giá cà phê ổn định ở ngưỡng 30.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, ở Ia Grai và Pleiku ở mức 30.600 -30.700 đồng/kg .
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng nhẹ 100 đồng/kg lên ngưỡng 30.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 200 đồng/kg lên mức 31.000 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg lên ngưỡng 32.200đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
30,500 |
+100 |
— Lâm Hà (Robusta) |
30,500 |
+100 |
— Di Linh (Robusta) |
30,400 |
+100 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
30,900 |
+100 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
30,600 |
0 |
GIA LAI |
||
— Pleiku (Robusta) |
30,700 |
+100 |
_ Ia Grai (Robusta) |
30.600 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
30.700 |
+100 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
31.000 |
+200 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
32,200 |
+100 |
Ảnh minh họa: internet
Giá cà phê lao dốc, cùng với dịch COVID-19 lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, nhất là khu vực Châu Âu đã khiến ngành cà phê Tây Nguyên lao đao.
Ông Nguyễn Minh Đường, Giám đốc Công ty Xuất khẩu nông sản Tây Nguyên (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cho biết, giá cà phê đang sụt giảm nghiêm trọng, hiện chỉ khoảng 30.000đ/kg, thấp hơn so với giá thành là 32.000 - 33.000đ/kg. Giá thấp khiến nông dân hạn chế bán ra, doanh nghiệp thiếu nguồn cung cho xuất khẩu.
Giá cà phê liên tục sụt giảm những năm qua và thời điểm này đang ở mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm trở lại đây. Điều này khiến nông dân có xu hướng chặt bỏ cà phê để thay thế bằng loại cây khác.
Các doanh nghiệp khẩu nói riêng, ngành cà phê nói chung sẽ bị ảnh hưởng rất lớn trong thời gian tới. Do đó, theo ông Nguyễn Minh Đường, để ổn định vùng nguyên liệu, doanh nghiệp phải chú trọng hỗ trợ nông dân để cùng vượt qua khó khăn.
Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Lăk cho biết, cà phê là một trong những loại nông sản của địa phương bị ảnh hưởng lớn nhất bởi dịch Covid-19 do phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ nước ngoài như Châu Âu, Trung Quốc, Mỹ. Hiện, việc xuất khẩu của các doanh nghiệp Đắk Lắk gần như tê liệt.
Ông Nguyễn Hoài Dương cho rằng: “Dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn diện đến kinh tế - xã hội nói chung, trong đó có tỉnh Đắk Lắk và đặc biệt là ngành cà phê.
Chính phủ cần sớm hỗ trợ về lãi suất, tín dụng đối với các đơn vị đang triển khai những hợp đồng xuất khẩu gặp khó khăn, hoặc người sản xuất, chế biến đang gặp khó khăn. Đó là động lực để họ duy trì sản xuất ổn định”.
Thị trường cà phê tháng 2/2020 nổi bật với thông tin tình hình sản xuất trong tháng 2 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do thời tiết khô hạn, nhiều khu vực thiếu nước tưới tiêu. Việc thu mua cà phê gặp khó khăn do giá giảm, người trồng không muốn bán.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, việc thu mua cà phê trong nước gặp khó khăn do giá giảm, người trồng không muốn bán ra với giá thấp như hiện nay. Trong khi đó, tại tỉnh Lâm Đồng, thời tiết không thuận lợi đã gây thiệt hại lớn, nhất là đối với cà phê Arabica. Theo ước tính khoảng 150 ha trong tổng số 500 ha cà phê của xã Đạ Sar và 300 ha cà phê của xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng bị thiệt hại nghiêm trọng do sương muối.
Tại Tây Nguyên, vụ mùa 2019/20 đối mặt với tình trạng hạn hán, dẫn đến sản lượng giảm. Mùa khô tại Tây Nguyên kéo dài dẫn đến nước tưới cho diện tích cây cà phê ngày càng khan hiếm, việc áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước được xem là yêu cầu cấp bách để duy trì phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nhất là với các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cây cà phê.
Cũng trong tháng, Việt Nam xuất khẩu 150.000 tấn cà phê, trị giá 250 triệu USD, tăng 3,4% về lượng và tăng 1,4% về trị giá so với tháng 1; tăng 31,1% về lượng và tăng 25,7% về trị giá so với cùng kì năm trước.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê đạt 295.000 tấn, trị giá 497 triệu USD, giảm 6,6% về lượng và giảm 9,8% về trị giá so với tháng 2/2019.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong 15 ngày đầu tháng 02/2020 đạt 88,3 nghìn tấn, trị giá 147,73 triệu USD, tăng 8,7% về lượng và tăng 3,8% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 01/2020, tăng 236,7% về lượng và tăng 221% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 02/2019. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15 tháng 02/2020, xuất khẩu cà phê đạt 233,3 nghìn tấn, trị giá 394,1 triệu USD, tăng 10,1% về lượng và tăng 5,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê trong 15 ngày đầu tháng 02/2020 đạt mức 1.672 USD/tấn, giảm 4,5% so với 15 ngày đầu tháng 01/2020 và giảm 4,7% so với 15 ngày đầu tháng 02/2019. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/02/2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.689 USD/tấn, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2019.
Giá cà phê thế giới tăng gần 2%
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
05/20 |
1244 |
0 |
0 |
6610 |
1258 |
1238 |
1238 |
1244 |
59713 |
07/20 |
1275 |
+3 |
+0.24 |
7267 |
1290 |
1268 |
1269 |
1272 |
38821 |
09/20 |
1295 |
+3 |
+0.23 |
2115 |
1312 |
1290 |
1293 |
1292 |
20348 |
11/20 |
1313 |
+1 |
+0.08 |
961 |
1331 |
1310 |
1322 |
1312 |
14740 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
05/19 |
121.25 |
+1.55 |
+1.29 |
26987 |
124.90 |
116.60 |
120.65 |
119.70 |
73090 |
07/20 |
122 |
+2.25 |
+1.88 |
16424 |
124.90 |
117.35 |
120.40 |
119.75 |
48347 |
09/20 |
122.45 |
+2.35 |
+1.96 |
7898 |
125.05 |
118.05 |
120.80 |
120.10 |
40870 |
12/20 |
123.05 |
+2.10 |
+1.74 |
4510 |
125.35 |
118.65 |
120.95 |
120.95 |
38930 |
Trong năm 2019 - 2020, tiêu thụ cà phê thế giới được dự báo vượt sản lượng là 0,48 triệu bao, nhưng COVID-19 mang tới rủi ro suy yếu trong tiêu thụ cà phê toàn cầu.
Báo cáo từ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho biết trong tháng 2, giá cà phê tổng hợp ICO duy trì xu hướng ảm đạm, trung bình đạt 102 USD/pound vì giá của toàn bộ nhóm cà phê đều giảm.
Tuy nhiên, chênh lệch giữa giá cà phê arabica Colombia và arabica từ các quốc gia khác phình to, tăng hơn hai lần lên 10,93 USD/pound.
Về hoạt động thương mại, tổng khối lượng xuất khẩu của thế giới ghi nhận ở 10,29 triệu bao trong tháng 1, giảm so với 11,14 triệu bao của cùng kì năm 2019. Và xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm cà phê 2019 - 2020 đã giảm 5% xuống 39,53 triệu bao.
Trong đó, xuất khẩu từ hai khu vực sản xuất cà phê lớn nhất thế giới giảm trong giai đoạn tháng 10/2019 - tháng 1/2020. Xuất khẩu từ Nam Mỹ giảm 9,8% xuống 19,86 triệu bao và từ châu Á & châu Đại Dương giảm 5,4% xuống 12,21 triệu bao.
Mặc dù vậy,xuất khẩu từ Nam Phi báo cáo tăng 9,5% lên 4,38 triệu bao vì xuất khẩu từ ba nhà sản xuất lớn nhất trong khu vực đều tăng. Xuất khẩu từ Trung Mỹ & Mexico cũng tăng 1,7% lên 3,07 triệu bao.
Trong năm 2019 - 2020, sản lượng cà phê trên thế giới ước đạt 168,86 triệu bao, giảm 0,8% so với năm cà phê 2018 - 2019. Cụ thể, sản lượng cà phê arabica dự báo giảm 4,9% xuống 96,37 triệu bao trong khi sản lượng cà phê robusta ước tăng 3,7% lên 72,5 triệu bao.
Tiêu thụ cà phê của thế giới ước đạt 169,34 triệu bao, giảm 0,7% so với năm trước, nhờ sự tăng trưởng đáng chú ý về tiêu thụ tại châu Âu và Nam Mỹ.
Vì vậy, ICO dự báo tiêu thụ cà phê thế giới vượt sản lượng là 0,48 triệu bao, nhưng COVID-19 mang tới rủi ro suy yếu trong tiêu thụ cà phê toàn cầu.