Giá cà phê thế giới bật tăng
Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 24/9, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2021 giảm 18 USD, xuống 2.148 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm 12 USD, còn 2.110 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất thấp dưới mức trung bình.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp nối đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng thêm 1,50 cent, lên 184,85 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 1,50 cent, lên 187,65 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.
Sau 1 thời gian dài tập trung về sàn London mua Robusta, hiện giới đầu cơ phiên vừa qua lại dồn lực sang sàn New York khi nhận thấy sàn London đã qua vùng quá mua từ lâu. Đặc biết, báo cáo vụ mùa vừa kết thúc thu hoạch của Conab Brazil cho hay, sản lượng cà phê Robusta tăng tới 4,5% so với ước tính trước đó lên mức kỷ lục là 16,1 triệu bao, trong khi sản lượng Arabica giảm 8% xuống ở mức 30,7 triệu bao. Thông tin trên tiếp tục khiến vốn đổ về sàn New York mua Arabica.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, hiện tồn kho cà phê đạt chuẩn trên sàn London giảm mạnh so với tuần trước nên khả năng giá mặt hàng cà phê này còn đứng vững.
Các nhà rang xay đang tranh giành để thay thế Arabica đắt tiền bằng cà phê Robusta rẻ hơn. Trong khi đó, nguồn cung từ Việt Nam, nhà sản xuất Robusta hàng đầu thế giới đang bị gián đoạn.
Theo các doanh nghiệp cho biết, tuy giá kỳ hạn London thiết lập mức cao 4 năm qua, nhưng nông dân trồng cà phê chẳng được hưởng lợi gì do họ đã bán hết hàng. Lượng hàng tồn trong nước hiện nay chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp có vốn ngoại (FDI).
Theo dự báo của các chuyên gia, chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu có thể bắt đầu lấy lại đà phát triển trong giai đoạn 2022/2023.
Tính chung trong 10 tháng đầu niên vụ 2020-2021 (từ tháng 10/2020 đến tháng 7/2021), xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt 108,96 triệu bao, tăng 2,2% so với 106,63 triệu bao cùng kỳ niên vụ 2019-2020.
Trong đó, xuất khẩu cà phê arabica trong 10 tháng đầu niên vụ 2020-2021 tăng 6,1% lên 69,7 triệu bao, trong khi xuất khẩu cà phê robusta giảm 4,2% xuống 39,3 triệu bao.
Xét theo khu vực, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi trong 10 tháng đầu niên vụ 2020-2021 đạt 11,5 triệu bao, giảm nhẹ 0,3% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Tại khu vực này, xuất khẩu tăng ở các quốc gia như Uganda (20,5%), Tanzania (22,7%) và Kenya (11,6%). Trong khi đó, xuất khẩu giảm lần lượt 15,9% và 48,1% ở Ethiopia và Bờ Biển Ngà.
Giá trong nước tăng 100 đồng/kg
Giá cà phê trong nước hôm nay tăng 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.600 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.700 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 40.600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 100 đồng/kg, giá tại Pleiku là 40.5000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg , dao động ở ngưỡng 40.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở mức 40.400 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41.900 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.960 USD/tấn, FOB – HCM, với mức trừ lùi 130 – 150 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 1/2022 tại London.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
39,700 |
0 |
Lâm Hà (Robusta) |
39,700 |
0 |
Di Linh (Robusta) |
39,600 |
0 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
40.600 |
0 |
Buôn Hồ (Robusta) |
40.500 |
0 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
40,500 |
0 |
Ia Grai (Robusta) |
40,500 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
40,500 |
0 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
40.400 |
0 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
41,900 |
0 |
FOB (HCM) |
2.200 |
Trừ lùi: +55 |
Trong hai tháng gần đây, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đều tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ nhu cầu nhập khẩu của các thị trường tiêu thụ lớn tại châu Âu và Mỹ tăng trở lại.
Từ đầu quý III đến nay, nhu cầu nhập khẩu cà phê của một số thị trường lớn, đặc biệt là thị trường châu Âu đã bắt đầu tăng trở lại. Điều này mở ra kỳ vọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan hơn trong những tháng cuối năm nay.
Hoạt động xuất khẩu cũng được cho là sẽ thuận lợi hơn khi các tỉnh thành phía Nam bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội sau quãng thời gian phong tỏa để chống dịch COVID-19.
Việc chuẩn bị lượng hàng cho nhu cầu tiêu thụ cà phê dịp Noel và năm mới cũng đang thúc đẩy các nhà nhập khẩu tăng cường mua vào ngay cả khi giá cước vận tải biển từ Việt Nam tới châu Âu và Mỹ vẫn đang ở mức cao.
Dù còn nhiều trở ngại trước mắt đối với nguồn cà phê của Việt Nam nhưng các chuyên gia cũng cho rằng, chuỗi đứt gãy này chỉ tạm thời và sẽ được cải thiện trong thời gian ngắn tới.
Theo dữ liệu báo cáo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam nửa đầu tháng 9/2021 đạt 51.018 tấn (tương đương 850.000 bao), đưa xuất khẩu 8,5 tháng đầu năm nay lên đạt tổng cộng 1.034.022 tấn (khoảng 18,90 triệu bao), giảm 5,12% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù giá cà phê trên thế giới đang ở mức cao tuy nhiên người dân trồng cà phê Việt Nam vẫn không được hưởng lợi. Bởi lẽ, thời điểm này nông dân đã bán hết hàng. Nguồn hàng trong nước hiện chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp có vốn ngoại.