Giá cà phê hôm nay 26/10: Vụt tăng mạnh, Robusta vượt mốc 2.200 USD/tấn do nguồn cung hạn hẹp

(VOH) - Giá cà phê ngày 26/10 đồng loạt tăng 300 đồng/kg theo giá thế giới. Giới đầu cơ lo ngại thiếu hàng trong cục bộ, trong bối cảnh vụ cà phê mới tại Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi mưa bão.
Giá cà phê hôm nay 26/10/2021
Ảnh minh họa: internet

Giá cà phê thế giới trái chiều

Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 26/10, giá cà phê Robusta vụt tăng mạnh. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng thêm 73 USD, lên 2.207 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng thêm 54 USD, lên 2.195 USD/tấn .

Song song đó, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng bật tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng 2.70 cent, lên 202.55 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 2.55 cent, còn 205.15 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 26/10: Vụt tăng mạnh, Robusta vượt mốc 2.200 USD/tấn do nguồn cung hạn hẹp 2
Giá cà phê hôm nay 26/10: Vụt tăng mạnh, Robusta vượt mốc 2.200 USD/tấn do nguồn cung hạn hẹp 3

Chuyên gia cà phê đến từ Louis Dreyfus cho biết thêm, có nhiều lý do đẩy giá tăng cao hơn nữa. Thị trường đang cố gắng cân bằng trở lại nhưng chưa làm được điều đó.

"Khi nguồn cung thiếu hụt, hàng hoạt đơn đặt hàng sẽ bị hủy. Giá cao lẽ ra sẽ thúc đẩy hoạt động vận chuyển nhưng điều đó không xảy ra với cà phê lúc này vì nguồn cung không sẵn có", ông Ben Clarkson, người đứng đầu mảng cà phê thuộc tập đoàn Louis Dreyfus (Pháp) nhận định.

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), tổng sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 ở mức 169,6 triệu bao, so với 169 triệu bao niên vụ trước. Trong đó, sản lượng arabica là 99,3 triệu bao và robusta là 70,4 triệu bao.

Về tiêu thụ, niên vụ 2020-2021, ICO dự báo toàn cầu đạt 167,3 triệu bao, tăng 1,9% so với con số 164,1 triệu bao của niên vụ cà phê 2019-2020. Với triển vọng nới lỏng hơn nữa các biện pháp hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19 và triển vọng phục hồi kinh tế thế giới, ICO cho rằng tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng.

Như vậy, dư thừa toàn cầu dự kiến giảm từ 4,9 triệu bao của niên vụ 2019-2020 xuống còn 2,3 triệu bao trong niên vụ 2020-2021. Điều này cho thấy cung - cầu thế giới ngày càng hạn hẹp và xu hướng tăng giá cà phê hiện tại khả năng sẽ tiếp tục diễn ra.

Nhiều chuyên gia trong ngành dự đoán rằng sản lượng cà phê sẽ tăng ở các quốc gia như Brazil, Colombia, châu Phi nhưng sẽ cần nhiều thời gian.

Giá trong nước tăng 300 đồng/kg theo giá thế giới

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 300 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.200 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.200 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 300 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.300 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 300 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 41.200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 300 đồng/kg, giá tại Pleiku là 41.100 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum cũng tăng 300 đồng/kg, dao động ở mức 41.100 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TPHCM tăng 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42.500 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,300

         +300

Lâm Hà (Robusta)

40,300

         +300

 Di Linh (Robusta)

40,200

         +300

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41.200

        +300

Buôn Hồ (Robusta)

41.100

 +300

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41.100

+300

Ia Grai (Robusta)

41.000

+300

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41.100

+300

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41.100

+300

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

42,500

        +300

FOB (HCM)

2.189

Trừ lùi: +10

 

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 10,2% về lượng và giảm 6,6% về trị giá so với tháng 8/2021.

Trong khi đó, so với tháng 9/2020, con số này tăng 0,6% về lượng và tăng 11,7% về trị giá, đạt 100,34 nghìn tấn, trị giá 210 triệu USD.

Tính chung trong 9 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 5,4% về lượng, nhưng tăng 3,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 1,18 triệu tấn, trị giá 2,23 tỷ USD.

Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ tăng trong các tháng tới. Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu tăng, trong khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2021-2022.

Bên cạnh đó, các biện pháp giãn cách xã hội đang dần được nới lỏng, tạo thuận lợi cho việc thu hoạch và vận chuyển mặt hàng, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Về nhận định thị trường, chuyên gia Nguyễn Quang Bình nhận xét, từ đầu năm giá sàn London đi từ dưới 1.400 lên trên 2.172 USD/tấn, tức tăng chừng 55% có thể được giải thích là do: Chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu đứt gãy, lượng tồn kho tại các nước tiêu thụ giảm rõ; Nền giá hàng hóa tăng, nhất là nhóm năng lượng, nên giá cà phê cũng tăng cho cân đối mà không cần dựa vào các yếu tố cung cầu; Cước tàu biển tăng và sàn giao dịch đã “tạo điều kiện” thuận lợi cho các nhà kinh doanh giao hàng nên mới có đợt “vắt giá” dài cho đến nay vẫn chưa dứt. Đó là chưa nói tới nguồn vốn dồi dào được các ngân hàng trung ương tung ra cứu nền kinh tế.

Bối cảnh thị trường sắp tới còn có yếu tố lạm phát. Điều đó cũng giúp cho giá hàng hóa có điều kiện vững hay tăng vì giá thành sản xuất và chế biến tăng, nhà sản xuất không thể hạ giá và nhà chế biến phải tìm cách nâng giá sản phẩm.

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình đưa ra lời khuyên, trữ hay tạm trữ cà phê chờ giá lên là cách làm nên tránh, đặc biệt trong giai đoạn từ nay đến nửa đầu năm 2022.