Giá cà phê hôm nay 22/10: Tăng 3 phiên liên tiếp do thương lái gom hàng

(VOH) - Giá cà phê ngày 22/10 tăng thêm 100 đồng/kg trên diện rộng. Robusta tiếp tục xu hướng tăng, trong khi Arabica quay đầu giảm vì đồng Real của Brazil bất ngờ xuống thấp nhất 6 tháng qua.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 22/10, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London phục hồi tăng trở lại. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng 1 USD/tấn ở mức 2.116 USD/tấn, giao tháng 1/2022 tăng 4 USD/tấn ở mức 2.135 USD/tấn.

Giá cà phê hôm nay 22/10/2021
Ảnh minh họa: internet

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 giảm 2,25 cent/lb ở mức 203,3 cent/lb, giao tháng 3/2022 giảm 2,2 cent/lb ở mức 206,5 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 22/10: Tăng 3 phiên liên tiếp do thương lái gom hàng tích trữ cuối năm 2
Giá cà phê hôm nay 22/10: Tăng 3 phiên liên tiếp do thương lái gom hàng tích trữ cuối năm 3

Giá cà phê 2 sàn thế giới diễn biến trái chiều, Robusta giữ được đà tăng, trong khi Arabica quay đầu giảm vì đồng Real của Brazil bất ngờ xuống thấp nhất 6 tháng qua.

Thị trường cà phê quý III nổi bật với thông tin giá cà phê tiếp tục thiết lập đỉnh mới. Bên cạnh đó, việc nguồn cung hạn chế ở các nước xuất khẩu lớn trong khi nhu cầu cuối năm tăng cao có thể tiếp tục hỗ trợ giá.

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) giữ nguyên ước tính tổng sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 ở mức 169,6 triệu bao (loại 60 kg/bao), tăng 0,4% so với 169 triệu bao niên vụ cà phê trước.

Về tiêu thụ cà phê niên vụ 2020-2021, ICO ước tính tiêu thụ cà phê toàn cầu đạt 167,26 triệu bao, tăng 1,9% so với con số 164,13 triệu bao của niên vụ cà phê 2019-2020.

Như vậy, dư thừa cà phê toàn cầu dự kiến giảm từ 4,87 triệu bao của niên vụ 2019-2020 xuống còn 2,34 triệu bao trong niên vụ 2020-2021. Điều này cho thấy cung – cầu cà phê thế giới ngày càng thắt chặt và xu hướng tăng giá cà phê hiện tại khả năng sẽ tiếp tục diễn ra.

Giá cà phê thế giới tiếp tục lập đỉnh mới, lên mức cao nhất trong 12 năm qua và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới do nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu cao vào cuối năm.

Trong đó ngoại trừ cà phê đã khử caffeine (không bao gồm rang - HS 090122) và sản phẩm vỏ và vỏ cà phê (HS 090190), với mức giảm lần lượt 1,7% và 63,3%, sản lượng đạt mức thấp là 173 tấn và 82 tấn.Theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 7 tháng đầu năm 2021, Nhật Bản tăng nhập khẩu hầu hết các chủng loại cà phê.

Xét về diễn biến giá trong thời gian này, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Nhật Bản đạt mức 3.042 USD/tấn, tăng 6,4% so với ghi nhận trong 7 tháng đầu năm 2020.

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Nhật Bản tăng từ hầu hết các thị trường cung cấp chính, ngoại trừ Brazil.

Giá trong nước tăng 200 đồng/kg

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng tiếp 100 đ/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.700 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăn 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.800 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 40.700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá tại Pleiku là 40.600 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở  mức 40.600 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg , dao động ở  ngưỡng  42.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,800

         +100

Lâm Hà (Robusta)

39,800

         +100

 Di Linh (Robusta)

39,700

         +100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40.700

         +100

Buôn Hồ (Robusta)

40.600

 +100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40.600

+100

Ia Grai (Robusta)

40.600

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40.600

+100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40.600

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

42,000

        +100

FOB (HCM)

2.170

Trừ lùi: +10


Thị trường vẫn còn lo ngại nguồn cung chưa chắc chắn từ 2 nhà sản xuất hàng đầu, bất chấp báo cáo thời tiết hiện nay đã tỏ ra thuận lợi cho cây cà phê phát triển. Trong đó, người trồng cà phê ở Tây nguyên bày tỏ sự lo lắng do thực hiện giãn cách xã hội sẽ làm thiếu hụt công nhân thời vụ, khi thu hoạch vụ mùa sẽ mở rộng ngay đầu tháng 11 sắp tới. Bên cạnh đó, ngành y tế các địa phương này chưa thể đáp ứng nhu cầu tiêm chủng vaccine phòng ngừa Covid-19 nên việc tiếp nhận nhân công di chuyển ở những vùng khác tới tham gia thu hái sẽ tiềm ẩn những nguy cơ không lường trước được.

Ghi nhận của báo Đăk Nông, Đắk R’lấp là một trong những địa bàn có diện tích cà phê lớn của tỉnh. Điều đặc biệt, cà phê ở khu vực này thường chín sớm hơn những vùng khác. Hiện nay, cà phê trên địa bàn đã bắt đầu chín bói, người dân bước vào vụ thu hái.

Theo đánh giá của nhiều nông dân, năm nay cà phê được mùa, giá đang ở mức cao hơn nhiều so với năm trước (khoảng 40 triệu đồng/tấn), nên người dân rất phấn khởi.

Tuy nhiên, nông dân lại đang lo lắng vì thiếu nhân công thu hoạch. Cà phê có đặc thù là thu hoạch cùng một thời điểm, trên diện rộng, nên việc đổi công thu hoạch cho nhau thường rất khó thực hiện.

Tại tỉnh Lâm Đồng có khoảng hơn 173.000ha cà phê cho thu hoạch vào năm 2021. Theo tính toán của ngành nông nghiệp tỉnh, để thu hoạch hết diện tích cà phê trên vào cuối năm 2021 cần khoảng hơn 7,8 triệu công lao động. Thời gian thu hoạch cà phê kéo dài trong khoảng 3 tháng cuối năm, tuy nhiên lực lượng lao động tại chỗ chỉ đáp ứng khoảng 45-50%.

Ở Đắk Lắk, có 209.700 ha cà phê, trong đó có khoảng 190 nghìn ha đang trong thời kỳ kinh doanh, với sản lượng năm nay dự kiến đạt 557 nghìn tấn cà phê nhân. Phó Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Nguyễn Khắc Hiển cho biết, hằng năm có hàng nghìn lao động theo mùa vụ ngoài tỉnh về Đắk Lắk giúp người dân thu hoạch. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc đi lại giữa các tỉnh gặp nhiều khó khăn cho nên trên địa bàn thiếu nghiêm trọng nhân công thu hái cà phê.

Trước thực trạng trên, ngành nông nghiệp các địa phương tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các phương án cụ thể thu hoạch cà phê trong điều kiện dịch được kiểm soát hoặc dịch diễn biến phức tạp. Rà soát lại lực lượng lao động tại địa phương để cân đối nguồn lao động vừa bảo đảm thu hoạch vừa phòng, chống dịch, ưu tiên sử dụng lao động tại chỗ theo hình thức đổi công cho nhau.