Giá cà phê hôm nay 20/10: Phục hồi tăng do nguồn cung giảm

(VOH) Giá cà phê ngày 20/10 tăng nhẹ 100 đồng/kg theo giá thế giới do nguồn cung ở Brazil giảm sau đợt hạn hán và băng giá nghiêm trọng và tình trạng thiếu container rỗng có thể còn kéo dài.

Giá cà phê thế giới phục hồi nhẹ

Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 20/10, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London phục hồi tăng trở lại. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng 2 USD, lên 2.105 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng 5 USD, lên 2.120 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 8USD, lên 2.078 USD/tấn.

Giá cà phê hôm nay 20/10/2021
Ảnh minh họa: internet

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng 2.65 cent, lên 204,25 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 2.65cent, lên 207,00 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 20/10: Phục hồi tăng do nguồn cung giảm 2
Giá cà phê hôm nay 20/10: Phục hồi tăng do nguồn cung giảm 3

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê arabica của Việt Nam trong tháng 8/2021 tăng 11,9% về lượng và tăng 0,3% về trị giá so với tháng 7/2021; so với tháng 8/2020, tăng 36% về lượng và tăng 70,8% về trị giá, đạt xấp xỉ 3 nghìn tấn, trị giá 8,11 triệu USD.Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng 2.65 cent, lên 204,25 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 2.65cent, lên 207,00 cent/lb.

Tuy nhiên, trong 8 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu cà phê arabica của Việt Nam giảm 20,6% về lượng và giảm 5,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 43 nghìn tấn, trị giá 118,77 triệu USD.

Sau khi ghi nhận mức đỉnh 3.080 USD/tấn vào tháng 7/2021, sang tháng 8/2021 giá xuất khẩu bình quân cà phê arabica của Việt Nam giảm 10,4%, xuống còn 2.759 USD/tấn, nhưng vẫn tăng 25,5% so với tháng 8/2020.

Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê arabica của Việt Nam đạt 2.758 USD/tấn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân sang tất cả các thị trường chính đều tăng.

Trong thời gian này, xuất khẩu cà phê arabica sang nhiều thị trường giảm so với 8 tháng đầu năm 2020, ngoại trừ Đức, Malaysia, Italia, Canada, Thái Lan và Hàn Quốc, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Trong ngày khóa sổ vị thế kinh doanh trên 2 sàn, giá cà phê bất ngờ quay đầu tăng dù đang dư mua. Đà tăng được hỗ trợ bởi 60 ngàn tấn hàng xuất khẩu của Colombia chưa được giao, và sản lượng cà phê của Brazil còn tồn ít do mất mùa.

Thị trường cà phê đang nóng trở lại do dự đoán nguồn cung ở Brazil giảm sau đợt hạn hán và băng giá nghiêm trọng. Ngoài ra, sản lượng của một số nước sản xuất lớn khác cũng không được như kỳ vọng.

Hiện nguồn cung từ Brazil đang hạn chế trong khi nhu cầu mua hàng tích trữ phục vụ cho các dịp lễ cuối năm của các nhà rang xay vẫn đang rất lớn. Điều này có thể khiến giá cà phê tiếp tục tăng trong ngắn hạn.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu của Brazil đang gặp trở ngại lớn về vấn đề logistics. Xuất khẩu cà phê Brazil trong tháng 9 sụt giảm tới hơn 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Tinh trạng này khiến các doanh nghiệp Brazil phải cạnh tranh gay gắt trong việc thuê tàu chở hàng và container, do đó dẫn đến khó khăn trong vấn đề giao hàng đúng hẹn.

Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến thời tiết, đặc biệt là sương giá cũng tác động đến thu hoạch cà phê tại Brazil. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và xuất khẩu cà phê của Brazil từ nay đến cuối năm 2021.

Hiện nay, áp lực trên chuỗi cung ứng toàn cầu gây nên hiệu ứng xấu cho giao thương thế giới. Theo các số liệu hàng hải, tại thời điểm này, ước tính có khoảng 1,6 triệu đơn vị tương ứng containers hàng hóa trên toàn cầu chưa được dỡ hàng.

Một số nước lớn đã bắt đầu có động thái giải phóng khối lượng container còn đang nằm chờ ở các cảng, nhằm gỡ bí cho chuỗi cung ứng toàn cầu, có thể giúp hàng hóa trên thị trường chu chuyển nhanh hơn.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu container rỗng và chỗ trống trên tàu bị dự đoán sẽ còn phải kéo dài ít nhất đến giữa năm 2022.

Giá trong nước tăng nhẹ theo giá thế giới

Giá cà phê trong nước sáng nay điều chỉnh tăng nhẹ 100 đ/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.400 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.400 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 40.400 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá tại Pleiku là 40.300 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở  mức 40.300 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg , dao động ở  ngưỡng  41.700 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,500

         +100

Lâm Hà (Robusta)

39,500

         +100

 Di Linh (Robusta)

39,400

         +100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40.400

         +100

Buôn Hồ (Robusta)

40.300

 +100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40.300

+100

Ia Grai (Robusta)

40.300

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40.300

+100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40.300

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

41,700

        +100

FOB (HCM)

2.160

Trừ lùi: +55


Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định, hiện nay cả nước có khoảng 695 nghìn ha trồng cà phê, sản lượng hơn 1,7 triệu tấn/năm. Trong đó, khu vực Tây Nguyên là 585 nghìn ha, sản lượng 1.668.000 tấn. Thời gian qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số nơi thực hiện giãn cách xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc, thâm canh đối với các vườn cà phê. Hơn nữa, việc thiếu nhân công thu hoạch, sơ chế, vận chuyển khiến niên vụ cà phê giai đoạn 2021 - 2022 gặp nhiều khó khăn.