Giá cà phê trong nước hôm nay giảm 500-600 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 49.700 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 49.100 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 49.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 49.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 500 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 49,700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 49,600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 600 đồng/kg, giá ở Pleiku là 49,500 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 49,500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 600 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 49,500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 600 đồng/kg, dao động ở mức 49,500 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 600 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 53,500 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
49,200 |
-500 |
Lâm Hà (Robusta) |
49,200 |
-500 |
Di Linh (Robusta) |
49,100 |
-500 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
49,700 |
-500 |
Buôn Hồ (Robusta) |
49,600 |
-500 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
49,500 |
-500 |
Ia Grai (Robusta) |
49,500 |
-600 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
39,900 |
49,500 |
-600 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
46,500 |
-600 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
53,500 |
-600 |
FOB (HCM) |
2,367 |
Trừ lùi: +55 |
Theo thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan, tính từ ngày 1/8 đến 15/8, nước ta đã xuất khẩu 48,8 nghìn tấn cà phê, tương đương kim ngạch xuất khẩu đạt 114 triệu USD. Luỹ kế từ đầu năm đạt 1,8 triệu tấn với trị giá 2,6 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng cà phê xuất khẩu tính đến ngày 15/8 đã tăng 18% lên mức 1,18 triệu tấn, tương đương trị giá 2,6 tỷ USD; tăng vọt 44% do giá nội địa tăng cao.
Đây là tín hiệu đáng mừng đối với ngành cà phê nước ta, tuy nhiên cũng dấy lên lo ngại tồn kho giảm mạnh gây nên thiếu hụt nguồn cung toàn cầu.
Theo Bloomberg, tồn kho cà phê của Việt Nam đang giảm dần và đây là dấu hiệu cho thấy giá mặt hàng này trên toàn cầu có thể còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.
Theo ước tính của một số thương nhân, tồn kho tính đến cuối tháng 9 có thể chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng cà phê robusta của Việt Nam cũng được dự đoán sẽ giảm khoảng 6% trong niên vụ 2022 - 2023 xuống 1,72 triệu tấn. Hiện Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới và đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê.
Dự trữ ngày càng cạn kiệt trong khi triển vọng sản lượng trong niên vụ tiếp theo không được tích cực giữa bối cảnh nhu cầu tiêu thụ cà phê đang phục hồi sau đại dịch. Giá cà phê robusta đã tăng 17% tức mức thấp nhất 10 tháng hồi giữa tháng 7 do thị trường quan ngại nguồn cung từ Brazil và Châu Phi giảm.
Hàng tồn kho tại Việt Nam giảm mạnh do lượng cà phê xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm tăng 17% lên 1,13 triệu tấn, theo số liệu của Tổng Cục Hải quan. Việc gia tăng xuất khẩu còn được hỗ trợ bởi nguồn cung container và tàu được cải thiện. Tuy nhiên, đà tăng xuất khẩu được cho là kho có thể duy trì do lượng hàng dự trữ ngày càng thu hẹp.
Giá cà phê thế giới trái chiều
Giá cà phê Arabica duy trì đà tăng nhằm thu hút các giới thương nhân đưa cà phê về sàn đăng ký bán đấu giá…
Giá cà phê thế giới chiều ngày 26/8/2022, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 giảm 36 USD, xuống 2.312 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2023 giảm 33 USD, còn 2.294 USD/tấn, các mức giảm khá mạnh. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York nối tiếp đà tăng liên tiếp phiên thứ năm. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng thêm 0,50 cent, lên 239,50 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2023 tăng thêm 0,75 cent, lên 233,00 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Giá cà phê kỳ hạn trở lại trái chiều. Trong khi Robusta London đảo chiều giảm sau phiên tất toán quyền chọn rất mạnh mẽ, buộc đầu cơ phải giao hàng thực bằng cách mua lại tại sàn, giá cà phê Arabica New York duy trì xu hướng tăng để thu hút hàng cà phê từ các nguồn cung đưa về sàn đăng ký bán đấu giá trong ngắn và trung hạn.
Thông tin chính quyền Trung Quốc đã mạnh tay tăng cường hỗ trợ kinh tế với các biện pháp trị giá hơn 1.000 tỷ Nhân dân tệ (146 tỷ USD) đã giúp thị trường tài chính toàn cầu lạc quan trở lại khi lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ và USDX giảm và dầu thô giữ được mức tăng.
Trong tháng 6, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu tăng nhẹ 0,8% lên 10 triệu bao. Lũy kế trong 9 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu đạt 89,1 triệu bao, tăng 0,1% so với 89 triệu bao của cùng kỳ 2020 - 2021.
Trong khi đó, xuất khẩu cà phê hòa tan trong tháng 6 tiếp tục khởi sắc với mức tăng 7,6% lên hơn 1 triệu bao.
Trong 9 tháng đầu năm niên vụ 2021 - 2022, tổng cộng đã có hơn 9 triệu bao cà phê hòa tan được xuất khẩu trên thế giới, tương ứng với mức tăng 4,3% so với cùng kỳ niên vụ trước và chiếm 10% tỷ trọng trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu.
Trong đó, Brazil là nước xuất khẩu cà phê hòa tan lớn nhất, đạt 2,96 triệu bao 9 tháng đầu niên vụ. Tiếp theo là Ấn Độ với 1,6 triệu bao và thứ ba là Indonesia với 1,2 triệu bao.
Riêng xuất khẩu cà phê rang xay giảm 11,2% trong tháng 6, xuống 72.472 bao so với con số 81.610 bao của cùng kỳ năm ngoái.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) tiếp tục giữ nguyên dự báo về nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021 - 2022 ở mức 167,2 triệu bao, giảm hơn 2,1% so với niên vụ trước.
Đồng thời, tiêu thụ cà phê dự báo tăng 3,3% lên mức 170,3 triệu bao. Thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021 - 2022.