Giá cà phê trong nước sáng nay ổn định, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.800 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.900 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41.800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 41.700 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 41.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở mức 41.7000 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở ngưỡng 43.100 đồng/kg
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
41,000 |
0 |
Lâm Hà (Robusta) |
41,000 |
0 |
Di Linh (Robusta) |
40,900 |
0 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
41.800 |
0 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41.700 |
0 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41.700 |
0 |
Ia Grai (Robusta) |
41.700 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
41.700 |
0 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
41.700 |
0 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
43,100 |
0 |
FOB (HCM) |
2.408 |
Trừ lùi: +55 |
Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm đi ngang so với phiên chốt tuần giao dịch. Thị trường thế giới nghỉ lễ Giáng sinh không giao dịch, do vậy giá cà phê vẫn giữ ổn định trong mấy ngày qua.
Việt Nam chưa thể đưa cà phê vụ mới sớm ra thị trường như đã dự kiến, vì thiếu hụt lực lượng nhân công tăng cường thu hái và do bão số 9 (cơn bão Rai) vừa kết thúc đầu tuần trước, trong khi áp thấp nhiệt đới do hoàn lưu bão vừa gây mưa trên diện rộng góp phần làm thu hoạch vụ mùa trì trệ hơn nữa.
Tuần trước, trời mưa liên tục ở nhiều tỉnh Tây nguyên khiến nhiều phần cà phê không phơi được. Người nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên buồn vì trái ngược với mọi năm, năm nay đến nửa cuối tháng 12 mà trời vẫn còn mưa đã ảnh hưởng đến việc phơi cà phê.
Mọi năm, người dân chỉ phơi khoảng 20 đến 25 ngày nắng nhưng cơn bão số 9 vừa qua ảnh hưởng tới khu vực Nam trung bộ và Tây Nguyên khiến lượng mưa lớn, người dân phải phơi từ 30 đến 35 ngày mới có thể khô được.
Theo đánh giá của chuyên gia Nguyễn Quang Bình, thị trường cà phê trong nước bắt đầu nhộn nhịp nhưng chưa sôi động bằng các năm trước. Lượng mua vào được báo chỉ bằng 50%, nguyên nhân do thu hoạch chậm, các biện pháp phòng chống dịch bệnh còn áp dụng chặt chẽ tại nhiều địa phương.
Theo vị chuyên gia, cà phê xuất khẩu của Việt Nam đang có mức giá chênh lệch so với sàn London thấp kỷ lục, tính từ khi Việt Nam trở thàng nước xuất khẩu cà phê lớn cuối những năm 1980. Có lúc ở mức trừ 450 USD/tấn so với gía tháng 3/2022 trên sàn.
Do vậy, ông Nguyễn Quang Bình dự báo, dù Robusta thế giới tăng cao nhưng thị trường trong nước khó tăng mạnh thời gian tới. Vì mỗi lần giá phái sinh tăng, áp lực bán ra mạnh do Việt Nam vào mùa, và người mua sẵn sàng giãn giá mua tính theo chênh lệch với giá niêm yết của sàn London. Về lâu dài, cà phê Robusta đang được tiêu thụ mạnh hơn do xu hướng ở nhà vì Covid-19 tái bùng phát tại nhiều quốc gia.
Giá cà phê thế giới trái chiều
Khảo sát giá cà phê phiên gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 tăng 16 USD/tấn ở mức 2.462 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 14 USD/tấn ở mức 2.353 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giảm 2,35 cent/lb, ở mức 231,2 cent/lb, giao tháng 5/2022 giảm 2,3 cent/lb, ở mức 231,1 cent/lb.
Tổng kết tuần này, giá cà phê Robusta giao tháng 1/2022 tăng 23 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 20 USD/tấn; cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giảm 3,65 cent/lb, ở mức 231,1 cent/lb. Trong khi đó thị trường trong nước tăng nhẹ 200 đồng/kg theo sàn London.
Giá cà phê Arabica đảo chiều giảm do đầu cơ chốt lời ngắn hạn để phòng tránh rủi ro trước kỳ nghỉ lễ cuối tuần dài và người Brasil gia tăng bán xuất khẩu khi tỷ giá đồng Reais đang ở mức có lợi.
Trái lại, giá cà phê Robusta vẫn duy trì đà tăng ngay trước ngày thông báo đầu tiên (FND), với cấu trúc giá nghịch đảo được nới rộng thêm, nhằm thu hút đầu cơ nhanh chóng đưa hàng về Sàn đăng ký đấu giá.
Với tình hình nguồn cung hạn chế ở một số nước lớn như Brazil, Colombia và một số nước khu vực Nam Mỹ, kèm theo đó nhu cầu tăng cao trong dịp lễ, giá cà phê thế giới được dự kiến sẽ tiếp tục đà tăng mạnh.
Nếu giá tiếp tục tăng cao thì sẽ giúp cà phê Việt Nam được hưởng lợi. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong giai đoạn thu hoạch, nguồn cung dồi dào hơn, giúp khỏa lấp một phần khoảng trống trong nguồn cung.
Hiện tại, do thiếu nguồn cung hạt arabica, một số nhà rang đang tìm đến phương án phối trộn cà phê arabica và robusta nhằm hạ giá bán.
Điều này về lâu dài có thể giúp thay đổi khẩu vị người tiêu dùng và quen hơn với việc uống cà phê robusta rang xay và lợi thế tiếp tục nghiêng về Việt Nam (với trên 90% diện tích cà phê là robusta).