Giá cà phê hôm nay 28/10: Quay đầu lao dốc sau phiên tăng mạnh

(VOH) - Giá cà phê ngày 28/10 đảo chiều giảm 800 đồng/kg sau 2 phiên tăng lên mức cao gần 10 năm.Tuy nhiên, đây có lẽ chỉ là một phiên điều chỉnh so với xu hướng tăng giá được dự đoán còn kéo dài.
Giá cà phê hôm nay 28/10/2021
Ảnh minh họa: internet

Giá cà phê thế giới bật suy yếu

Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 28/10, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2021 giảm 78 USD/tấn ở mức 2.247 USD/tấn, giao tháng 1/2022 giảm 73 USD/tấn ở mức 2.197 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 giảm 6,75 cent/lb ở mức 201,35 cent/lb, giao tháng 3/2022 giảm 6,65 cent/lb ở mức 204,05 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 28/10: Quay đầu lao dốc sau phiên tăng mạnh 2
Giá cà phê hôm nay 28/10: Quay đầu lao dốc sau phiên tăng mạnh 3

Sau 2 phiên tăng rất mạnh đứng ở mức cao gần 10 năm, giá Robusta điều chỉnh giảm.

Theo các đại lý, thị trường Robusta được hỗ trợ bởi tình trạng thiếu hụt container vận chuyển ở Việt Nam đã làm hạn chế xuất khẩu. Áp thấp nhiệt đới đang gây mưa kéo dài khiến cho việc thu hoạch cà phê vụ mới ở Tây nguyên và Đông Nam Bộ vừa triển khai đã bị đình trệ.

Bên cạnh đó, việc bùng phát mới các ca Covid-19 tại Việt Nam có thể cản trở việc thu hái cà phê khi vụ thu hoạch diễn ra vào tháng tới. Sự gián đoạn dòng cà phê từ Việt Nam đang tạo ra tình trạng khan hiếm nguồn cung trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, việc tăng nóng của Robusta khiến thị trường lo ngại, giới đầu cơ chốt lời dẫn đến việc điều chỉnh giảm như phiên hôm qua là điều được dự báo trước.

Thị trường cà phê thế giới đang trông đợi từ sản lượng cà phê vụ mới của Việt Nam.

Trong một thông tin khác, Trung tâm Thương mại Quốc tế cho biết, trong tháng 7/2021, Tây Ban Nha nhập khẩu cà phê đạt 32,2 nghìn tấn, trị giá 89,57 triệu USD, tăng 3,3% về lượng và tăng 4,8% về trị giá so với tháng 7/2020.

Tính chung trong 7 tháng năm 2021, tổng nhập khẩu cà phê vào Tây Ban Nha đạt 187,36 nghìn tấn, trị giá 604,56 triệu USD, giảm 13,6% về lượng, nhưng tăng 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Về chủng loại 7 tháng năm 2021, Tây Ban Nha giảm nhập khẩu cà phê (trừ cà phê rang xay và loại bỏ caffeine – HS 090111) và cà phê đã khử caffeine (không bao gồm rang – HS 090112), mức giảm lần lượt 17,2% và 5,6% so với 7 tháng đầu năm 2020, đạt 151,54 nghìn tấn và 18,52 nghìn tấn.

Ngược lại, Tây Ban Nha tăng nhập khẩu các chủng loại cà phê rang (không bao gồm cà phê đã khử caffeine HS 090121), mức tăng 16,4%, đạt xấp xỉ 14 nghìn tấn, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Giá trong nước quay đầu giảm 800đồng/kg

Giá cà phê trong nước sáng nay đảo chiều giảm 800 đồng/kg sau 2 phiên tăng mạnh,  giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.600 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 800 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.700 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 800 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 41.600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 800 đồng/kg, giá tại Pleiku là 41.500 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 800 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum cũng giảm 800 đồng/kg, dao động ở  mức 41.500 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TPHCM giảm 800 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  42.900 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,700

         -800

Lâm Hà (Robusta)

40,700

         -800

 Di Linh (Robusta)

40,600

         -800

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41.600

        -800

Buôn Hồ (Robusta)

41.500

 -800

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41.500

-800

Ia Grai (Robusta)

41.500

         -800

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41.500

-800

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41.500

-800

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

42,900

        -800

FOB (HCM)

2.380

Trừ lùi: +55

 

Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ tăng trong các tháng tới. Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu tăng, trong khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2021-2022.

Bên cạnh đó, các biện pháp giãn cách xã hội đang dần được nới lỏng, tạo thuận lợi cho việc thu hoạch và vận chuyển mặt hàng, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Về nhận định thị trường, chuyên gia Nguyễn Quang Bình nhận xét, từ đầu năm giá sàn London đi từ dưới 1.400 lên trên 2.172 USD/tấn, tức tăng chừng 55% có thể được giải thích là do: Chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu đứt gãy, lượng tồn kho tại các nước tiêu thụ giảm rõ; Nền giá hàng hóa tăng, nhất là nhóm năng lượng, nên giá cà phê cũng tăng cho cân đối mà không cần dựa vào các yếu tố cung cầu; Cước tàu biển tăng và sàn giao dịch đã “tạo điều kiện” thuận lợi cho các nhà kinh doanh giao hàng nên mới có đợt “vắt giá” dài cho đến nay vẫn chưa dứt. Đó là chưa nói tới nguồn vốn dồi dào được các ngân hàng trung ương tung ra cứu nền kinh tế.

Bối cảnh thị trường sắp tới còn có yếu tố lạm phát. Điều đó cũng giúp cho giá hàng hóa có điều kiện vững hay tăng vì giá thành sản xuất và chế biến tăng, nhà sản xuất không thể hạ giá và nhà chế biến phải tìm cách nâng giá sản phẩm.

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình đưa ra lời khuyên, trữ hay tạm trữ cà phê chờ giá lên là cách làm nên tránh, đặc biệt trong giai đoạn từ nay đến nửa đầu năm 2022.