Giá cà phê hôm nay 28/4/2022: Tiếp tục giảm sâu, Aarabica kỳ hạn giảm gần 2,5%

(VOH) - Giá cà phê ngày 28/4 giảm thêm 400 đồng/kg, thị trường tiếp tục trầm lắng. Cà phê Arabica và Robusta tiếp tục sụt giảm do áp lực ra hàng vụ mới năm nay của Brazil và Indonesia.

Giá cà phê trong nước sáng nay giảm 400 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.100 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 39.400 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 400 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 400 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40,100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40,000đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 400 đồng/kg, giá ở Pleiku là 40,400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 400 đồng/kg, dao động 40,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 400 đồng/kg, dao động 39,900 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 400 đồng/kg, dao động 44.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,500

-400

Lâm Hà (Robusta)

39,500

-400

 Di Linh (Robusta)

39,400

-400

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40,100

-400

Buôn Hồ (Robusta)

40,000

-400

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40,000

-400

Ia Grai (Robusta)

40,000

-400

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40.000

-400

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

39,900

-400

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

44,000

-400

FOB (HCM)

2.087

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 28/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Việt Nam vẫn là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, với lượng xuất đạt 11,6 triệu bao từ đầu niên vụ 2021 - 2022 đến nay, tăng mạnh 19,1% so với niên vụ trước đó.

Theo ước tính của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 541 nghìn tấn, trị giá khoảng 1,22 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 50,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Đặc biệt, chỉ riêng tháng 3.2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 170 ngàn tấn, trị giá 394 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 2.2022, so với tháng 3/2021 tăng 0,2% về lượng và tăng 26,2% về trị giá. Đây được xem là mức cao nhất từ trước đến nay.

Nhìn từ phía cung cầu, nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc ngày càng cao nhưng thị trường đang có thông tin Việt Nam và Brazil xuất khẩu ngày càng nhiều.

Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính, năm nay Trung Quốc sẽ nhập khẩu thêm 4 triệu bao, tức tăng 5% so với năm 2021. Mặt khác, tình hình khô hanh tại vùng trồng cà phê trọng điểm Brazil là Minas Gerais với lượng mưa chỉ đo được 40% so với bình quân nhiều năm.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thông tin từ Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Bỉ trong tháng 3/2022 đạt 29,2 nghìn tấn, trị giá 61,7 triệu USD, tăng 440,7% về lượng và tăng 571% về trị giá so với tháng 3/2021.

Tính chung quý 1 năm nay, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Bỉ đạt 65,7 nghìn tấn, trị giá 135,3 triệu USD, tăng 446,8% về lượng và tăng 580% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Với những kết quả như trên, Bỉ hiện là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 của Việt Nam, tỷ trọng chiếm 11,3% tổng lượng và 10,4% tổng trị giá trong quý 1 (năm 2021, Bỉ là thị trường lớn thứ 7 về lượng và thứ 9 về trị giá xuất khẩu của cà phê Việt Nam).

Giá cà phê thế giới suy yếu

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 28/4, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 giảm 22 USD/tấn ở mức 2.032 USD/tấn, giao tháng 9/2022 giảm 20 USD/tấn ở mức 2.041 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 5,6 cent/lb, ở mức 215,55 cent/lb, giao tháng 9/2022 giảm 5,6 cent/lb, ở mức 215,5 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 28/4/2022: Tiếp tục giảm sâu, Aarabica kỳ hạn giảm gần 2,5% 2
Giá cà phê hôm nay 28/4/2022: Tiếp tục giảm sâu, Aarabica kỳ hạn giảm gần 2,5% 3

Giá cà phê Robusta tiếp tục sụt giảm sau ngày thông báo đầu tiên, do áp lực ra hàng vụ mới năm nay của Brazil và Indonesia. Bên cạnh đó, đồng Reais suy yếu trở lại, USDX tiếp nối đà tăng khiến phần lớn giới đầu cơ vẫn còn đứng bên ngoài các thị trường, đẩy Arabica quay đầu tăng mạnh sau 1 phiên hồi phục giữa tuần.

Báo cáo thời tiết khô hạn tại vùng trồng chính của bang Minas Gerais ở Brazil không giúp mặt hàng cà phê này có được đà tăng tiếp. Khi mà CitiGroup ước tính niên vụ Robusta của cả Brazil và Indonesia đang thu hoạch đều tăng mạnh.

Áp lực bán cà phê của niên vụ 2021 - 2022 từ các nước sản xuất vẫn tiếp tục, trong khi một số nước sản xuất chính như Brazil và Indonesia đã bước vào thu hoạch vụ mùa mới của năm nay với các dự báo ban đầu rất lạc quan cũng khiến xu hướng đầu cơ trên các thị trường bị chững lại.

Điều này kết hợp với khả năng nâng lãi suất cơ bản sắp tới của các ngân hàng trung ương lớn đã khiến các nhà đầu tư tiếp tục thận trọng trong việc cân đối, thanh lý trên các thị trường kỳ hạn nói chung.

Theo Reuters, dự kiến mức tiêu thụ cà phê của Brazil trong niên vụ 2021 - 2022 sẽ giảm lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua do suy thoái kinh tế, tỷ lệ lạm phát cao và giá cả tăng cao đã tác động tiêu cực lên nhu cầu tiêu dùng.

Dữ liệu thương mại của chính phủ Indonesia cho thấy, xuất khẩu cà phê robusta trong tháng 3/2022 đạt 126.740 bao, giảm 119.991 bao (tương đương mức giảm 48,6%) so với tháng 3/2021.

Kết thúc niên vụ cà phê theo truyền thống (từ tháng 4/2021 đến tháng 3/2022), Indonesia xuất khẩu đạt 4.568.248 bao, tăng 1.327.903 bao (tăng gần 41%) so với niên vụ cà phê 2020 - 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình luận