Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 29/10: Tiếp tục giảm trở lại sau khi tăng quá nóng

(VOH) - Giá cà phê ngày 29/10 tiếp tục giả 400- 500 đồng/kg. Giá sụt giảm trở lại là điều đã được dự đoán sau khi các tăng quá nóng và nhà đầu cơ xả hàng đón dòng vốn mới.
Giá cà phê hôm nay 29/10/2021
Ảnh minh họa: internet

Giá cà phê thế giới tiếp tục suy yếu

Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 29/10, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp tục sụt giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 1/2022 giảm thêm 20 USD, xuống 2.177 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm thêm 6 USD, còn 2.128 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch khá thấp dưới mức trung bình. 

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 giảm thêm 1,40 cent, xuống 199,95 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm thêm 1,35 cent, còn 202,70 cent/lb, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Giá cà phê hôm nay 29/10: Tiếp tục giảm trở lại sau khi tăng quá nóng như dự báo 2
Giá cà phê hôm nay 29/10: Tiếp tục giảm trở lại sau khi tăng quá nóng như dự báo 3

Đồng Reais giảm 1,25%, tỷ giá xuống ở mức 1 USD = 5,6260 Reais do thị trường không hài lòng với mức tăng lãi suất cơ bản đồng Reais thêm 1,5% của Copom trước đó đã làm hầu hết chứng khoán ở Brasil sụt giảm.

Tuy tín dụng trở nên đắt đỏ hơn nhưng lợi nhuận đầu tư cũng vì đó sụt giảm, sẽ khiến dòng vốn ngoại hối co lại và đầu cơ vào hàng hóa sẽ thiếu sức hấp dẫn.

USDX tiếp tục sụt giảm trong rổ tiền tệ mạnh khi có thêm nhiều NHTW xem xét khả năng cắt giảm các gói kích thích do lo ngại lạm phát vượt mức.

Tiếp sau sự phủ nhận của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, Hội đồng Cà phê Quốc gia (CNC) cũng đã ra thông báo bác bỏ tin đồn về việc ngành công nghiệp Brasil sẽ nhập khẩu cà phê Robusta từ Việt Nam là tin sai lệch, gây bất ổn cho thị trường cà phê thế giới nói chung.

Giá cà phê kỳ hạn tiếp tục sụt giảm là sự điều chỉnh cần thiết sau khi đầu cơ mua ròng quá mức đã đẩy giá tăng cao trong 2 phiên giao dịch đầu tuần.

Cà phê từ vùng Kagera (Tanzania) được cho là đang được nhập lậu vào Uganda trong bối cảnh giá bán nội địa đang ở mức thấp và nhiều loại thuế phiền toái khiến nông dân ngán ngẩm.

Bằng cách xuất khẩu cà phê sang Uganda, nông dân trồng cà phê ở Kagera ước tính sẽ thu được 1.700 - 1.800 shilling/kg, cao hơn nhiều so với 1.000 - 1.100 shilling/kg mà họ kiếm được từ việc bán sản phẩm tại địa phương.

Trong vụ mùa 2020-2021, Uganda đã xuất khẩu được hơn 6 triệu bao cà phê. Đây là con số tổng sản lượng hàng năm cao nhất theo ghi nhận trong vòng 30 năm qua.

Quốc gia này kiếm được 559 triệu USD từ xuất khẩu cà phê trong năm tài chính tính đến ngày 30/6/2021, tăng từ mức 496 triệu USD được ghi nhận trong năm tài chính trước đó.

Số tiền này gần tương đương với 578,4 triệu USD mà Tanzania kiếm được khi xuất khẩu tất cả các loại cây trồng truyền thống, gồm cà phê, hạt điều, bông, thuốc lá, chè, sisal và đinh hương, trong năm tài chính 2020-2021.

Nông dân trồng cà phê Tanzania nói rằng, ngoài giá cả, các khuôn khổ pháp lý ở quốc gia láng giềng, điển hình như thuế, khá thoải mái đối với người trồng, theo trang Daily Monitor.

Giá trong nước tiếp tục giảm

Giá cà phê trong nước sáng nay tiếp đà giảm từ 400- 500 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.200 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.200 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 800 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.700 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 800 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 41.600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 800 đồng/kg, giá tại Pleiku là 41.500 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 800 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum cũng giảm 800 đồng/kg, dao động ở  mức 41.500 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 800 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  42.900 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.997 USD/tấn, FOB – HCM, với mức trừ lùi khoảng 170 – 180 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 1/2022 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,300

         -500

Lâm Hà (Robusta)

40,300

         -500

 Di Linh (Robusta)

40,200

         -500

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41.200

        -400

Buôn Hồ (Robusta)

41.100

 -400

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41.100

-400

Ia Grai (Robusta)

41.100

         -400

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41.100

-400

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41.100

-400

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

42,500

        -400

FOB (HCM)

2.302

Trừ lùi: +55

 

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình nhìn nhận, đợt giảm giá hiện nay đơn giản là chuyện "bếp núc" của các quỹ đầu tư, khi họ thanh lý những hợp đồng mua khống để chuẩn bị cho đợt tái cơ cấu tài chính và tiền tệ của các ngân hàng trung ương.

Điểm tích cực là hiện tồn kho trên cả 2 sàn đầu giảm, do vậy ông Bình tin tưởng đây sẽ là cơ sở để giá cà phê sớm quay đầu tăng.

Theo ông Phan Huy Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group cho biết, thời gian qua thị trường cà phê liên tục biến động theo chiều hướng tăng nhưng vận chuyển lại gặp khó khăn.

Điều này thể hiện ở xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 9/2021 giảm 10,2% về lượng và giảm 6,6% về trị giá so với tháng 8/2021. Tuy nhiên, nếu so với tháng 9/2020 thì tăng 0,6% về lượng và tăng 11,7% về trị giá, đạt 100,34 nghìn tấn, trị giá 210 triệu USD.

Tính chung trong 9 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê của nước ta giảm 5,4% về lượng, nhưng tăng 3,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 1,18 triệu tấn, trị giá 2,23 tỷ USD.

Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đang đạt mức cao nhất kể từ tháng 12/2017. Cụ thể, tháng 9/2021, giá cà phê xuất khẩu bình quân đạt 2.093 USD/tấn, tăng 4% so với tháng 8/2021 và tăng 11% so với tháng 9/2020. Tuy vậy, mức giá tăng trên cũng chỉ để bù đắp chi phí vận tải tăng phi mã và chi phí sản xuất trong nước tăng quá cao như vừa qua.

Bình luận