Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.700 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.900 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng ổn định, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 32.000 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 31.900 đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk đi ngang, khu vực Cư M'gar ở mức 32.700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê tăng nhẹ 100 đồng/kg lên ngưỡng 32.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai không đổi, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch ở mức 32.400 đồng/kg
Giá cà phê tại Đắk Nông đứng yên, dao động ở ngưỡng 32.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm nhẹ 100 đồng/kg về mức 32.300 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm nhẹ 100 đồng/kg về ngưỡng 33.900đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.458 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 80 – 100 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 11 tại London.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
32,000 |
0 |
— Lâm Hà (Robusta) |
32,000 |
0 |
— Di Linh (Robusta) |
31,900 |
0 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
32.700 |
0 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
32,600 |
+100 |
GIA LAI |
||
— Pleiku (Robusta) |
32,400 |
0 |
_ Ia Grai (Robusta) |
32,400 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
32,400 |
0 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
32.300 |
-100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
33,900 |
-100 |
Ảnh minh họa: internet
Giữa tháng 7/2020, giá cà phê tại thị trường nội địa tăng mạnh so với cuối tháng 6/2020. Giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 6/2020 tăng so với tháng 5/2020 và cùng kỳ năm 2019. Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Anh 4 tháng đầu năm 2020 tăng.
Nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, nguồn cung cà phê trong nước hạn chế là nguyên nhân khiến giá cà phê tại thị trường nội địa tăng kể từ đầu tháng 5/2020. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến sản lượng cà phê tại khu vực Tây Nguyên.
Theo Tổng cục Hải quan, ước tính xuất khẩu cà phê 15 ngày đầu tháng 6/2020 đạt 63.800 tấn, với 108,08 triệu USD. Ước xuất khẩu tháng 6/2020 đạt 127,600 nghìn tấn với 216,16 triệu USD, so với tháng 6/2019 giảm 10,42% về lượng và giảm 9,23% về trị giá.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, đạt 942.616 tấn với 1,482 tỷ USD, so với cùng kỳ 2019 tăng 2,56% về lượng nhưng giảm gần 0,6% về trị giá.
Đức, Ý và Mỹ tiếp tục là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2020 với thị phần lần lượt là 16% (133,7 triệu USD), 8,6% (72,2 triệu USD ) và 8,5% (70,7 triệu USD).
Tổng cục Hải quan Việt Nam đầu tuần này cho biết, xuất khẩu cà phê tháng 6 giảm tới 11,5% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống còn 127,7 nghìn tấn.
Tuy nhiên, xuất khẩu lũy kế hai quý đầu năm vẫn đạt 941.057 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ niên vụ trước. Báo cáo chi nhánh của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê niên vụ 2020/2021 của Việt Nam có thể chỉ đạt 30,2 triệu bao, giảm 3,5% so với niên vụ trước.
Giá cà phê thế giới bất ngờ tăng
Giá cà phê kỳ hạn tiếp tục biến động khó lường trong khi giá vàng thiết lập mức cao kỷ lục mới.
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
09/20 |
1344 |
+8 |
+0.6 |
10830 |
1369 |
1324 |
1331 |
1336 |
49073 |
11/20 |
1358 |
+8 |
+0.59 |
7400 |
1376 |
1338 |
1343 |
1350 |
34494 |
01/21 |
1371 |
+7 |
+0.51 |
2319 |
1387 |
1351 |
1357 |
1364 |
18072 |
03/21 |
1385 |
+7 |
+0.51 |
424 |
1400 |
1372 |
1374 |
1378 |
11840 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
09/20 |
111.60 |
+1.95 |
+2.55 |
24211 |
112.6 |
109.3 |
109.4 |
109.65 |
88490 |
12/20 |
114.50 |
+1.90 |
+2.53 |
21722 |
115.45 |
112.3 |
112.4 |
112.6 |
74081 |
03/21 |
116.35 |
+1.80 |
+2.14 |
11836 |
117 |
114.25 |
114.25 |
114.55 |
43144 |
05/21 |
117.35 |
+1.75 |
+1.64 |
4271 |
117.7 |
115.3 |
115.3 |
115.6 |
24423 |
Phiên giao dịch ngày 30/7, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 8 USD, lên 1.344 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 cũng tăng 8 USD, lên 1.358 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 1,95 cent, lên 111,6 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng 1,9 cent, lên 114,5 cent/lb, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch tăng lên rất cao trên mức trung bình.
Đồng Reais giảm nhẹ 0,21%, xuống ở mức 1 USD = 5,1730 Reais phản ánh sự thận trọng trước chính sách tiền tệ khi Fed vẫn giữ nguyên lãi suất USD và tái khẳng định cam kết sẽ sử dụng mọi công cụ có thể để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ, được tuyên bố sau phiên họp chính sách ngày hôm qua.
Sự lạc quan trở lại đã giúp giá cả nhiều loại hàng hóa, trong đó có giá cà phê lấy lại màu xanh. Tuy nhiên, cần lưu ý là dòng vốn đầu cơ vẫn tiếp tục chảy về nơi trú ẩn đã đẩy giá vàng lên cao kỷ lục, phản ánh sự thận trọng của thị trường trong khi mối lo dịch bệnh conoravirus vẫn còn nguyên.
Các thị trường cà phê phái sinh luôn có hai xu hướng trái chiều. Nhưng biến động như trong phiên giao dịch vừa qua ở sàn Robusta London, lao dốc ngay từ đầu phiên và tăng vọt khi gần cuối phiên cũng khiến nhà đầu tư rất khó để suy đoán.
Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu, tháng 6/2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê sang một số thị trường tăng so với tháng 5/2020 và tăng so với tháng 6/2019, như: Singapore, Israel, New Zealand, Canada, Mỹ, Hà Lan. Ngược lại, giá xuất khẩu bình quân cà phê sang các thị trường giảm, gồm: Lào, Ba Lan, Philippines, Nga.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê sang một số thị trường tăng so với cùng kỳ năm 2019, như: Lào tăng 0,9%, lên mức 4.663 USD/tấn; Mi-an-ma tăng 2,1%, lên mức 3.951 USD/tấn; Niu-Di-lân tăng 16%, lên mức 2.092 USD/tấn; Ca-na-đa tăng 7,8%, lên mức 1.942 USD/tấn; Ba Lan.