Giá cà phê cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại Lâm Đồng là 32.800 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tiếp tục tăng thêm 800 đồng/kg, huyện Bảo Lộc lên mức 32.900 đồng/kg, tại Lâm Hà lên 32.800 đồng/kg, giá cà phê ở huyện Di Linh cũng tăng lên 32.800 đồng/kg.
Tương tự, giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 800 đồng/kg, ở huyện Cư M'gar giá cà phê lên mức 33.600đồng/kg, huyện Buôn Hồ giá cà phê lên ngưỡng 33.500đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai tăng mạnh 900 đồng/kg lên ngưỡng 33.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 800 đồng/kg lên mức 33.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum cũng tăng 800 đồng/kg lên mức 33.400 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng tăng 900 đồng/kg lên ngưỡng 34.500đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
32,900 |
+800 |
— Di Linh (Robusta) |
32,800 |
+800 |
— Lâm Hà (Robusta) |
32,800 |
+800 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
33,600 |
+800 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
33,500 |
+800 |
GIA LAI |
||
— Ia Grai (Robusta) |
33,400 |
+900 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
33.300 |
+800 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
33.400 |
+800 |
HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
34,500 |
+900 |
Ảnh minh họa: internet
Xuất khẩu cà phê sụt giảm cả về lượng và kim ngạch
Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/5/2019, xuất khẩu cà phê đạt 695,5 nghìn tấn, trị giá 1,196 tỷ USD, giảm 12,8% về lượng và giảm 22,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, giá cà phê liên tục giảm trong thời gian qua khiến nông dân và các đại lý vẫn giữ hàng chờ giá. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết không thuận lợi đã ảnh hưởng đến quá trình canh tác, chi phí cho sản xuất tăng, trong khi giá lại ở mức thấp khiến người dân và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Trong 10 ngày giữa tháng 5/2019, giá cà phê trong nước giảm theo xu hướng giá thế giới. Ngày 20/5/2019, giá cà phê Robusta nhân xô tại thị trường trong nước giảm từ 0,7-2,3% so với ngày 10/5/2019 và giảm từ 2,6-3,8% so với ngày 20/4/2019. Tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta loại R1 giảm 0,6% so với ngày 10/5/2019 và giảm 2,2% so với ngày 20/4/2019, xuống mức 31.700 đ/kg.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 15 ngày đầu tháng 5/2019 đạt gần 64 nghìn tấn, trị giá 104,19 triệu USD, giảm 8,9% về lượng và giảm 11,7% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 4/2019, so với 15 ngày đầu tháng 5/2018 giảm 9,3% về lượng và giảm 25% về trị giá. Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/5/2019, xuất khẩu cà phê đạt 695,5 nghìn tấn, trị giá 1,196 tỷ USD, giảm 12,8% về lượng và giảm 22,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong nửa đầu tháng 5/2019 đạt mức 1.629 USD/tấn, giảm 2,9% so với 15 ngày đầu tháng 4/2019, và giảm 17,3% so với 15 ngày đầu tháng 5/2018. Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 5/2019, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.721 USD/tấn, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Giá cà phê thế giới tiếp tục tăng hơn 3%
Trên thị trường thế giới, 8h00 ngày 31/5/2019 giá cà phê robusta giao tháng 7/2019 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) tăng 44 USD/tấn, tương đương 3,12%, lên mức 1.456 USD/tấn, giá cà phê giao tháng 9/2019 cũng tăng 44 USD/tấn, tương đương 3,08%, lên mức 1.474USD/tấn, giá cà phê giao tháng 11/2019 tăng 42 USD/tấn , tương đương 2,89%, lên mức 1.496USD/tấn, giá cà phê giao tháng 1/2020 tăng 42 USD/tấn , tương đương 2,85%, lên mức 1.517USD/tấn.
Giá cà phê arabica giao tháng 7/2018 trên sàn (ICE Futures US) 8h10 sáng nay 31/5/2019, tăng 2,85USD/tấn, tương đương 2,86%, lên mức 1.023USD/tấn , giá giao tháng 9/2019 tăng 2,95USD/tấn, tương đương 2,9%, lên mức 1.047USD/tấn, giá giao tháng 12/2019 tăng 2,85USD/tấn, tương đương 2,71%, lên mức 1.081USD/tấn, giá giao tháng 3/2010 tăng 2,80USD/tấn, tương đương 2,58%, lên mức 1.115USD/tấn.
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
07/19 |
1456 |
+44 |
+3.12 |
15485 |
1459 |
1410 |
1413 |
1412 |
60525 |
07/19 |
1474 |
+44 |
+3.08 |
9937 |
1477 |
1428 |
1430 |
1430 |
38330 |
11/19 |
1496 |
+42 |
+2.89 |
3368 |
1499 |
1451 |
1457 |
1454 |
16885 |
1/20 |
1517 |
+42 |
+2.85 |
1053 |
1519 |
1478 |
1478 |
1475 |
9442 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
07/19 |
102.35 |
+2.85 |
+2.86 |
51531 |
102.75 |
99.50 |
100.15 |
99.50 |
150822 |
09/19 |
104.70 |
+2.95 |
+2.9 |
28336 |
105 |
101.70 |
102 |
101.75 |
77568 |
11/19 |
108.15 |
+2.85 |
+2.71 |
15625 |
108.45 |
105.30 |
105.65 |
105.30 |
52182 |
3/20 |
111.50 |
+2.80 |
+2.58 |
8388 |
111.75 |
108.70 |
108.95 |
108.70 |
25275 |
Theo Cục Xuất nhập khẩu, trên thị trường cà phê toàn cầu, giá giảm do đồng Real Brazil giảm khiến nông dân nước này đẩy mạnh bán ra, trong khi đồng USD mạnh lên so với các đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tệ thế giới, làm giảm sức mua. Bên cạnh đó, quá trình Brexit bế tắc khiến đồng bảng Anh suy yếu cũng gây thêm bất lợi cho giá cà phê Robusta tại thị trường London. Tuy nhiên, sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường chứng khoán là nhân tố chính thúc đẩy giới đầu cơ chuyển kênh đầu tư, khiến thị trường hàng hóa toàn cầu nói chung, và mặt hàng cà phê nói riêng giảm giá.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, quý I/2019, Trung Quốc giảm nhập khẩu cà phê từ hầu hết các nguồn cung chủ yếu như: Việt Nam, Malaysia, Ethiopia, Italy, Mỹ, nhưng tăng nhập khẩu từ Brazil. Cụ thể như sau: Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Trung Quốc trong quý I/2019, đạt 5,1 nghìn tấn, trị giá 8,3 triệu USD, giảm 10,8% về lượng và giảm 36,2% về trị giá so với quý IV/2018, giảm 75,7% về lượng và giảm 75,2% về trị giá so với quý I/2018.
Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu Trung Quốc giảm từ 42,4% trong quý I/2018, xuống còn 36,1% trong quý I/2019. Brazil là nguồn cung cà phê lớn thứ 2 cho Trung Quốc trong quý I/2019, đạt 3.191 tấn, trị giá 9,71 triệu USD, tăng 52% về lượng và tăng 55,3% về trị giá so với quý IV/2018, tăng 212,7% về lượng và tăng 201,8% về trị giá so với quý I/2018. Thị phần cà phê Brazil trong tổng lượng nhập khẩu Trung Quốc tăng từ 8,4% trong quý I/2018, lên 22,3% trong quý I/2019.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor International, người dân Trung Quốc tiêu thụ 4,5 tỷ cốc cà phê mỗi năm, thấp hơn nhiều so với mức tiêu thụ 133,9 tỷ cốc mỗi năm của người dân Mỹ.
Từ năm 2014 – 2019, tiêu thụ cà phê của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng khoảng 18%, bất chấp việc tăng trưởng kinh tế nước này có dấu hiệu chậm lại, trong khi nhu cầu cà phê của Mỹ được dự báo chỉ tăng 0,9%.
Theo báo cáo của Ngân hàng Barclays, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cà phê của Trung Quốc trong thời gian từ nay đến năm 2020 có thể cao gấp 3 lần trong 5 năm qua. Đáng chú ý, với dân số lên tới 1,42 tỷ người, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ nhiều nhất hàng loạt hàng hóa cơ bản, trong đó tiêu thụ khoảng 30% sản lượng gạo toàn cầu, nhưng chỉ 1% số người uống cà phê trên thế giới là người Trung Quốc.
Chính vì vậy, Trung Quốc được coi là thị trường tiềm năng lớn đối với ngành cà phê toàn cầu nói chung và ngành cà phê Việt Nam nói riêng.