Giá trong nước đứng ở mức cao
Giá cà phê trong nước sáng nay ổn định ở mức cao, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 42.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 41.100 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 41.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 42.000 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 41.900 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ngưỡng 41.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum, dao động mức 41.800 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ngưỡng 43.300 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
41,200 |
0 |
Lâm Hà (Robusta) |
41,200 |
0 |
Di Linh (Robusta) |
41,100 |
0 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
42.000 |
0 |
Buôn Hồ (Robusta) |
41.900 |
0 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
41.900 |
0 |
Ia Grai (Robusta) |
41.900 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
41.900 |
0 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
41.800 |
0 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
43,300 |
0 |
FOB (HCM) |
2.441 |
Trừ lùi: +55 |
Tuần qua, ghi nhận giá giá cà phê trên thị trường thế giới đã tăng mạnh trở lại.
Giá cà phê trong nước đang trên đà tăng cùng với giá cà phê thế giới. Trong tuần qua, giá cà phê đã tăng 500-600 đồng/kg.
Nguồn cung bị thắt chặt, giá vận chuyển cao, thiếu container và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đang là những nguyên nhân khiến giá cà phê không ngừng tăng kể từ giữa tháng 11/2021.
Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam nhận định, chu kỳ 10 năm của ngành hàng cà phê đang quay trở lại. Dự báo, giá cà phê sẽ đạt đỉnh vào cuối năm.
Trong khi đó, chuyên gia Nguyễn Quang Bình cho rằng, giá cà phê cuối năm nay có thể lên 43,5 triệu đồng/tấn
Đối với nguồn cung Robusta, lượng mưa lớn ở Tây Nguyên, khu vực sản xuất cà phê trọng điểm của Việt Nam, đang cản trở quá trình thu hoạch, chính là yếu tố thúc đẩy giá Robusta có được sức mua lớn tuần qua. Mức chênh lệch lớn giữa hai sàn giao dịch trước đó cũng là yếu tố hỗ trợ cho dòng vốn đổ về sàn London nhiều hơn.
Trong khi đó, với hơn 500.000 ha cà phê đang bước vào giai đoạn chín rộ, hầu hết các hộ trồng tại khu vực Tây Nguyên thời gian gần đây đang phải chật vật tìm lao động thu hái mặc dù giá thuê đã tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Với khoảng hơn 170 ngàn ha cà phê, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, tình hình thực tế cho thấy, lực lượng lao động thu hái cà phê tại chỗ chỉ đáp ứng khoảng 40 - 50%, số còn lại chủ yếu là lao động đến từ ngoại tỉnh.
Tuy nhiên, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc thuê lao động từ ngoài tình về Lâm Đồng để thu hoạch cà phê là rất khó thực hiện.
Trước những khó khăn nêu trên, Sở này đã đề xuất các địa phương rà soát, thống kê diện tích, dự báo sản lượng cà phê thu hoạch. Trên cơ sở đó sẽ thành lập các tổ, đội, nhóm hộ để thực hiện đổi công.
Mặt khác, các địa phương cũng cần rà soát lực lượng lao động tại chỗ có nhu cầu thu hái cà phê để giới thiệu cho nông dân thỏa thuận, thuê mướn hợp lý.
Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 11/2021 đạt 78 nghìn tấn, trị giá 181 triệu USD, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Con số này giảm 21,4% về lượng và giảm 16,5% về trị giá so với tháng 10/2021; so với tháng 11/2020 giảm 6,9% về lượng, nhưng tăng 12,6% về trị giá.
Tính chung 11 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,36 triệu tấn, trị giá 2,63 tỷ USD, giảm 4,4% về lượng, nhưng tăng 5,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong tháng 11/2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.327 USD/tấn, tăng 6,3% so với tháng 10/2021 và tăng 20,9% so với tháng 11/2020.
Tính chung 11 tháng năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt 1.931 USD/tấn, tăng 10,7% so với ghi nhận trong cùng kỳ năm 2020.
Giá cà phê thế giới hôm nay
Khảo sát giá cà phê thế giới phiên ngày 4/12, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 ở mức 2.386 USD/tấn, giao tháng 3/2022 ở mức 2.298 USD/tấn.
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 ở mức 244,05 cent/lb, giao tháng 3/2022 ở mức 243,35 cent/lb. Trong 4 ngày đầu tháng 12/2021, giá cà phê trên sàn London liên tục tăng hơn 100 USD/tấn, thiết lập mức cao 10 năm qua.
Nguyên nhân giá cà phê thế giới đang tăng mạnh, là nguồn cung thiếu hụt nhất là tại Brazil quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển vẫn duy trì ở mức cao đã đẩy giá cà phê tăng. Các chuyên gia thậm chí còn dự báo, đà tăng này sẽ tiếp tục diễn ra từ nay đến cuối năm.
Trong phiên giao dịch cuối tuần qua, giá cà phê đồng loạt đi lên. Theo đó, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1 năm sau tăng 0,48% lên mức 2.295 USD/tấn. Giá cà phê Arabica giao tháng 12 năm tại New York cũng tăng 1,55%.
Giá cà phê liên tục tăng cao những tháng qua (Biểu đồ giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2022)
Nguồn cung bị thắt chặt, giá vận chuyển cao, thiếu container và dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến giá cà phê không ngừng tăng kể từ giữa tháng 11.
Báo cáo của Hiệp hội Các nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil, quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới cho thấy có thể giao chậm trễ khoảng 5 triệu bao cà phê đã hợp đồng bán trước cuối năm nay.
Dự kiến, Brazil chỉ có thể xuất khẩu 21 triệu bao cà phê trong niên vụ 2021-2022, giảm tới 55% so với niên vụ 2020 – 2021 do nguồn cung cạn kiệt.
Còn tại Colombia, quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 thế giới, sản lượng cà phê trong 10 tháng năm 2021 đạt khoảng 10,1 triệu bao, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2020.
Hiệp hội cà phê Colombia dự báo sản lượng cà phê nước này trong thời gian tới có thể sẽ tiếp tục giảm sút do thời tiết không thuận lợi trong những tuần gần đây. Đặc biệt, mưa nhiều đã ảnh hưởng đến việc thu hoạch cà phê cũng như tác động đến khả năng ra hoa của cây cà phê trong vụ mùa mới.
Giới chuyên gia cho rằng, việc thiếu hụt nguồn cung ở các quốc gia xuất khẩu cà phê chủ lực của thế giới có thể sẽ khiến xu hướng tăng giá mặt hàng tiếp tục diễn ra cho đến hết năm nay.
Trong bối cảnh nguồn cung trên thế giới thiếu hụt, thời gian gần đây, nhu cầu tiêu thụ cà phê của Trung Quốc – quốc gia đông dân nhất thế giới, liên tục tăng, nhất là ở các khu vực thành thị và những người trẻ tuổi. Trong khi đó, nguồn cung cà phê ở nước này vẫn còn hạn chế.
Vì vậy, Trung Quốc đang trở thành thị trường màu mỡ cho các nước xuất khẩu cà phê cũng như các chuỗi cà phê lớn trên thế giới.
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc 9 tháng năm nay chiếm 11,9%.