Giá cà phê hôm nay 4/12/2021: Tiếp tục vụt tăng

(VOH) - Giá cà phê ngày 4/12 tăng 500 đồng/kg theo giá thế giới. Giá cà phê robusta tại London giao tháng 1/2022 được ghi nhận tại mức 2.386 USD/tấn.

Giá trong nước tăng với mức cao

Giá cà phê trong nước sáng nay tiếp tục tăng 500 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 42.200 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 41.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 41.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 41.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 500 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 42.200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 42.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, giá ở Pleiku là 42.100 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 42.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 500 đồng/kg, dao động ở  mức 42.000 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 500 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  43.500 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

41,400

+500

Lâm Hà (Robusta)

41,400

+500

 Di Linh (Robusta)

41,300

+500

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

42.200

+500

Buôn Hồ (Robusta)

42.100

+500

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

42.100

+500

Ia Grai (Robusta)

42.100

+500

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

42.100

+500

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

42.000

+500

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

43,500

+500

FOB (HCM)

2.390

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 4/12/2021
Ảnh minh họa: internet

Nguồn cung vụ mới ở Việt Nam tiếp tục bị chậm lại do mưa lũ cuối tháng 11/2021 và tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Theo anh Trần Đức Trung, ở tổ dân phố 3, thị trấn Ðăk Hà (Đăk Hà, Kon Tum) thông tin trên báo Quân đội nhân dân, một nghịch lý đang diễn ra trên địa bàn là lượng người hái cà phê ít hơn người đi thuê. Tình trạng khan hiếm nhân công kéo dài, không thu hoạch kịp, cà phê sẽ bị rụng, dẫn đến mất năng suất, chất lượng. Chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho người dân từ các địa bàn khác đến thu hoạch, nhưng xem ra rất khó vào lúc này.

Thời gian này, trên địa bàn Tây Nguyên, người dân nói nhiều về chuyện khan hiếm nhân công, lo mưa xuống sớm, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê. Chị Hà Thị Thủy, ở làng Krel, xã Ia Krel (Đức Cơ, Gia Lai), chia sẻ: “Vụ cà phê năm nay “được mùa, được giá”, nhưng niềm vui không trọn vì cà phê đang rộ chín mà không có người thu hái do ảnh hưởng của dịch Covid-19”.

Hiện nay dù giá xuất khẩu cà phê tăng nhưng người nông dân không được hưởng lợi. Nguyên nhân do, dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng thế giới và trong nước bị đảo lộn, giá phân bón tăng từ 30 - 50%, thuốc bảo vệ thực vật tăng khoảng 10-20%, giá công lao động tăng bình quân khoảng 25% so với năm 2020, tạo áp lực lớn cho nông dân.

Giá cà phê thế giới tăng cao

Khảo sát giá cà phê thế giới phiên ngày 4/12, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 tăng 51 USD/tấn ở mức 2.386 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 33 USD/tấn ở mức 2.298 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 6,6 cent/lb, ở mức 244,05 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 6,75 cent/lb, ở mức 243,35 cent/lb. Trong 4 ngày đầu tháng 12/2021, giá cà phê trên sàn London liên tục tăng hơn 100 USD/tấn, thiết lập mức cao 10 năm qua.

Lực mua bị kìm hãm khá nhiều khi nhu cầu tiêu thụ trong ngắn hạn đang bị ảnh hưởng bởi sự lây lan của biến thể Omicron. Bên cạnh đó, đồng Real ngày càng mất giá khiến nông dân Brazil đẩy mạnh bán hàng và tìm cách hưởng lợi từ sự gia tăng của đồng USD.

Gía cà phê 2 sàn cùng tăng khi vẫn còn cấu trúc giá đảo hỗ trợ, bên cạnh mối lo nguồn cung bị thắt chặt vì các vấn đề về logistics chưa thể giải quyết trong ngắn hạn và tác động của Báo cáo Thương mại tháng 10 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO).

Trong tháng 11/2021, giá cà phê thế giới tăng lên mức cao 10 năm do lo ngại nguồn cung thiếu hụt và tình trạng tắc nghẽn tại các cảng quốc tế có thể kéo dài tới năm sau, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Trong niên vụ cà phê 2020-2021 (từ tháng 10/2020 đến tháng 9/2021), xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,81 triệu tấn, giảm 10,6% so với niên vụ 2019-2020 do ảnh hưởng của thời gian giãn cách xã hội.

Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết không thuận lợi khi Vành đai cà phê Thái Bình Dương xuất hiện mưa nhiều, gây bất lợi cho nhiều quốc gia sản xuất, trong khi lại gây khô hạn cho vùng trồng cà phê arabica chính ở phía Đông Nam Brazil.

Dự báo giá cà phê sẽ tiếp tục tăng, ít nhất cho đến quý I/2022. Hiệp hội Cà phê Brazil và Colombia khẳng định, nguồn cung không thiếu, nhưng khó khăn trong khâu vận chuyển khiến nguồn cung bị hạn chế.

Còn theo dự báo của Bộ phận Nông nghiệp nước ngoài (FAS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong niên vụ cà phê 2021-2022, Việt Nam sẽ xuất khẩu tăng 980.000 bao cà phê so với niên vụ 2020-2021.

Tuy nhiên, sản lượng cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam tăng không bù đắp được lượng hàng bị ách tắc, không thể giao hàng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong vài tháng trước.