Giá tiêu ngày 4/12/2021: Giản 500 đồng/kg tại Đông Nam Bộ

(VOH) - Giá tiêu ngày 4/12 giữ ổn định ở khu vực Tây Nguyên, giảm 500 đồng/kg tại các tỉnh Đông Nam Bộ. Xuất khẩu tháng 11 tăng nhẹ, dự báo giá bùng nổ trong năm 2022.

Giá tiêu trong nước sáng nay giảm rải rác ở một số địa phương. Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 86.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  84.000 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang, dao động trong  mức 85.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng ổn định, dao động ở ngưỡng 84.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  86.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước  giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 85.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  giảm 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 84.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

85,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

84,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

85,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

86.000

-500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

85,000

-500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

84, 000

-500

Giá cà phê hôm nay 4/12/2021
Ảnh minh họa: internet

Sáng nay giá tiêu trong nước giữ ổn định ở khu vực Tây Nguyên, giảm 500 đồng/kg tại các tỉnh Đông Nam Bộ so với cùng thời điểm sáng qua. Trải qua những ngày đầu tiên của tháng 12/2021, giá tiêu trong nước liên tục biến động trái chiều với 2 ngày tăng, 1 ngày đứng giá và 1 phiên giảm nhẹ. Thị trường nhìn chung vẫn trầm lắng.

Báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT cho thấy 11 tháng năm 2021, hồ tiêu dù khối lượng xuất khẩu giảm (đạt 247 nghìn tấn, giảm 6,7%) nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 54,4% nên trị giá xuất khẩu vẫn tăng 44,0%. Kết quả trên cho thấy xuất khẩu hồ tiêu tháng 11/2021 tăng nhẹ so với tháng trước, giảm sâu so với cùng kỳ năm ngoái, và cũng chưa được như kỳ vọng của giới doanh nghiệp. Như vậy, cột mốc xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm nay đã không đạt được, và tổng lượng xuất khẩu năm nay ước hụt 10% so với năm 2020.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh kéo theo giá tiêu tại thị trường nội địa cũng liên tục tăng cao. Nếu hồi đầu năm, giá tiêu thô chỉ ở mức 50.000 đồng/kg đến giữa tháng 10 vừa qua đã vượt mốc 90.000 đồng/kg và kỳ vọng còn tăng trên 100.000 đồng/kg vào dịp cuối năm.

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Phúc Sinh Group nhận định, giá tiêu tăng từ 2019 thấp nhất 36 triệu/tấn. Năm 2021 là 90 triệu/tấn, tăng hơn 2,5 lần. Sản xuất ít hơn nhưng giá trị cao hơn. Vị này dự báo giá tiêu sẽ bền vững từ giờ đến cuối năm, sang năm sau sẽ có những cuộc bùng nổ về giá tiêu vì sản lượng tiêu tiếp tục giảm

Về sản lượng trong nước vụ tới, ngày 4/12 báo Đồng Nai tiếp tục có bài viết "Xuất khẩu tốt, giá tiêu, cà phê khởi sắc" phản ánh nông dân địa phương này đã bắt đầu bước vào thu hoạch hồ tiêu.

Theo đó, hiện nông dân trong tỉnh đang bán tiêu tại vườn tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện Đồng Nai còn khoảng 12 ngàn ha tiêu, giảm khoảng 7 ngàn ha so với thời điểm cây hồ tiêu đạt diện tích cao nhất vào những năm trước đó. Ngoài ra, theo nông dân trồng tiêu trên địa bàn tỉnh, năm nay do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, tiêu mất mùa, nguồn cung giảm mạnh.

Ông Trương Đình Bá - Chủ tịch Hội Nông dân xã Lâm San (huyện Cẩm Mỹ) nhận xét, thời tiết không thuận lợi, lượng mưa ở vùng này thấp hơn cùng kỳ mọi năm, nhất là vào thời điểm cây tiêu ra hoa, nuôi trái khiến năng suất tiêu giảm mạnh. Mất mùa nặng nhưng nhờ giá cao nên nông dân vẫn phấn khởi vì với mức giá này, nông dân đã có lợi nhuận tốt.

“Nhiều nông dân kỳ vọng giá tiêu còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới vì hiện nguồn tiêu trữ trong dân không còn nhiều cộng thêm mất mùa khiến sản lượng tiêu giảm mạnh, không còn tình trạng nguồn cung lớn hơn cầu khiến giá tiêu giảm sâu như mọi năm” - ông Bá nói.

Những ngày đầu tháng 12/2021, giá cà phê thế giới và Việt Nam đang có chuỗi ngày tăng mạnh, do lo ngại nguồn cung cà phê vụ mới ở Tây Nguyên tiếp tục bị đình trệ do mưa lũ.

Giá cà phê tăng tốt đang hút nguồn tiền đầu cơ, do vậy thị trường hồ tiêu bớt sôi động hơn, giao dịch ít. Trong khi đó, đa phần các đơn vị có hàng đều đăng găm lại chờ giá lên cao thời gian tới.

Làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng lớn tới việc xuất khẩu hồ tiêu của nhiều doanh nghiệp. Một trong những khó khăn phải kể đến là giá cước vận tải không ngừng tăng cao, trong 2 năm qua đã tăng 10 - 12 lần.

Tuy nhiên, những triển vọng cho sự hồi phục thị trường sau Covid-19, triển vọng khôi phục vị thế của ngành tiêu sau 3 năm bị rớt khỏi nhóm ngành hàng tỷ đô nay đã được nhìn thấy.

Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Phúc Sinh Group cho hay: Năm 2019, thời điểm thấp nhất, giá tiêu chỉ có 36 triệu đồng/tấn. Năm 2021 là 90 triệu/tấn, tăng hơn 2,5 lần. Sản xuất ít hơn nhưng giá trị cao hơn: “Tôi nghĩ rằng giá tiêu sẽ bền vững từ giờ đến cuối năm, sang năm sau sẽ có những cuộc bùng nổ về giá tiêu vì sản lượng tiêu tiếp tục giảm".

Nhưng để có những bước đi vững chắc, doanh nghiệp và cả nông dân trồng hồ tiêu sẽ còn tiếp tục phải thay đổi.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Trong 9 tháng đầu năm 2021, Sri Lanka vượt qua Việt Nam trở thành nhà cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho Ấn Độ, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Theo đó, thị phần hạt tiêu của Sri Lanka trong tổng lượng nhập khẩu của Ấn Độ tăng mạnh lên 34,52% trong 9 tháng đầu năm 2021, từ 18,46% trong 9 tháng đầu năm 2020.

Theo Hiệp hội Thương nhân, Người trồng Hạt tiêu và Gia vị Ấn Độ (IPSTGPC), Ấn Độ đã áp dụng mức thuế 0% đối với nhập khẩu hạt tiêu từ Sri Lanka với hạn mức là 2.500 tấn.

Nếu vượt quá hạn mức trên, hạt tiêu của Sri Lanka nhập khẩu vào Ấn Độ sẽ chịu mức thuế 8% theo Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do Nam Á (SAFTA) và miễn thuế theo Hiệp định Thương mại Tự do Indo-Sri Lanka (ISFTA) của Tổng cục Ngoại thương (DGFT).