Chờ...

Giá tiêu ngày 2/12/2021: Tiếp tục tăng vọt

(VOH) - Giá tiêu ngày 2/12 tăng 1.000 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, tăng 500 đồng/kg ở khu vực Đông Nam Bộ, thương lái găm hàng chờ giá cao.

Giá tiêu trong nước sáng nay tiếp tục tăng 500-1.000đồng/kg. Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 86.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  84.000 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 1.000đồng/kg, dao động trong  mức 85.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng tăng 1.000đồng/kg, dao động ở ngưỡng 84.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500đồng/kg, dao động trong ngưỡng  86.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500đồng/kg, dao động ở ngưỡng 85.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  tăng 500đồng/kg, dao động ở ngưỡng 84.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

85,000

+1.000

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

84,000

+1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

85,000

+1.000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

86.500

+500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

85,500

+500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

84, 500

+500

Giá tiêu hôm nay 2/12/2021
Ảnh minh họa: internet

Sáng nay giá tiêu trong nước tăng 1.000 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, tăng 500 đồng/kg ở khu vực Đông Nam Bộ so với cùng thời điểm sáng qua. Đây là ngày tăng thứ 2 liên tiếp của giá tiêu trong nước. Trong khi đó giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu giữ ổn định trong hơn 1 tháng qua.

Vừa qua, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trải qua đợt mưa lũ lớn, gây ngập lụt nhiều nơi, ảnh hưởng đến chăm bón cây hồ tiêu tại một số địa phương. Nhiều nhà vườn bị ngập úng nặng, dẫn đến năng suất giảm trong vụ tới. Hiện thị trường trong nước tuy tăng nhưng giao dịch không nhiều. Các bên gom hàng chờ giá các mốc giá cao hơn mới bán ra thị trường.

Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đã phối hợp cùng Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững hồ tiêu Việt Nam”.

Đây là dự án tập trung vào các doanh nghiệp hồ tiêu vừa và nhỏ, thông qua đó mang lại lợi ích cho nông dân sản xuất nhỏ. Việt Nam là nhà sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu đen lớn nhất thế giới (chiếm 60% thương mại của thế giới), với sản lượng năm 2019 đạt 250.000 tấn, chiếm khoảng 45% lượng tiêu nhập khẩu vào EU.

Mặc dù có sản lượng xuất khẩu lớn, nhưng ngành hồ tiêu Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những thách thức như: Giảm lợi thế cạnh tranh quốc tế về chất lượng và giá, đặc biệt là việc sử dụng hóa chất nông nghiệp không đúng cách.

Do vậy, chỉ có khoảng 40% sản lượng hồ tiêu đáp ứng được yêu cầu về dư lượng của thị trường nhập khẩu. Ngoài ra, nông dân trồng tiêu Việt Nam và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với nguy cơ mất thị phần nghiêm trọng nếu không đưa ra các biện pháp kiểm soát chất lượng theo các tiêu chuẩn của châu Âu và Hoa Kỳ.

Dự án sẽ thúc đẩy sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong ngành hồ tiêu, nhằm giảm sử dụng hóa chất nông nghiệp, nỗ lực góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu hướng đến mục tiêu phát triển ngành hồ tiêu bền vững.

Dự án nhằm tăng 15% thu nhập từ sản xuất hồ tiêu trong số 20% các hộ nông dân tham gia vào dự án. Tăng 5% diện tích được nông dân áp dụng tiêu chuẩn sản xuất bền vững. Tăng 5% hồ tiêu được chứng nhận của những công ty tham gia vào dự án. Tăng 15% sản lượng hồ tiêu đạt tiêu chuẩn mức dư lượng của thị trường EU.

Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ 2021 - 2023, địa điểm thực hiện dự án tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai. Tổng vốn của dự án (viện trợ không hoàn lại) là trên 1 triệu EURO.

Giá tiêu Ấn Độ tăng

Giá tiêu quốc tế tiếp tục được giao dịch ổn định trong 3 tuần qua. Cụ thể, giá tiêu đen nội địa giảm 1%, từ 3.603 xuống 3.572 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 1%, từ 6.072 xuống 6.019 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching giữ ở mức 5.200 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching ở mức 7.400 USD/tấn.

Theo số liệu thống kê từ Bộ Thương mại Ấn Độ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 29 nghìn tấn, trị giá 123,96 triệu USD, tăng 43% về lượng và tăng 108,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 4.274 USD/tấn, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Ấn Độ tăng từ tất cả các nguồn cung chính, với mức tăng cao nhất là 51% từ Việt Nam, đạt 3.332 USD/tấn.

Trong 9 tháng đầu năm nay, Ấn Độ tăng mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ hầu hết các nguồn cung chính nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp nhựa dầu nước này.

Đáng chú ý, nhập khẩu hạt tiêu của Ấn Độ từ Sri Lanka và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất tăng mạnh, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).