Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu ngày 30/11/2021: dự báo tiếp tục tăng mạnh

(VOH) Giá tiêu ngày 30/11 ỗn định, dự báo nhu cầu hồ tiêu toàn cầu trong những tháng cuối năm vẫn sẽ tăng mạnh trong khi nguồn cung toàn cầu không tăng.

Giá tiêu trong nước sáng nay ổn định. Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 85.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  82.000 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang, dao động trong  mức 83.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng ổn định, dao động ở ngưỡng 82.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang, dao động trong ngưỡng  85.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước không đổi, dao động ở ngưỡng 83.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  đi ngang , dao động ở ngưỡng 83.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

83,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

82,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

83,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

85.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

84,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

83, 000

0

Giá tiêu hôm nay 30/11/2021
Ảnh minh họa: internet

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 10/2021 đạt 16,76 nghìn tấn, trị giá 72,55 triệu USD, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Con số này tăng 9,3% về lượng và tăng 17,3% về trị giá so với tháng 9/2021; trong khi giảm 22,5% về lượng nhưng tăng 35,2% về trị giá so với tháng 10/2020.

Tính chung trong 10 tháng năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 229,73 nghìn tấn, trị giá 791,71 triệu USD, giảm 5,0% về lượng, nhưng tăng 45,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Ghi nhận trong tháng 10/2021, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt 4.329 USD/tấn - mức cao nhất kể từ tháng 12/2017, tăng 7,4% so với tháng 9/2021 và tăng 74,4% so với tháng 10/2020.

Theo các dự báo, sản lượng hồ tiêu của Việt Nam và thế giới sẽ tiếp tục giảm trong niên vụ tới, cùng với nguồn hàng dự trữ cạn kiệt, nhu cầu tăng thì mơ ước trở về thời hoàng kim của hồ tiêu lại hiển hiện trước mắt người nông dân.

Thời kỳ hoàng kim vào năm 2015, tại Gia Lai, thương lái thu mua hồ tiêu với mức giá 230.000 - 270.000 đồng/kg, khiến nông dân đổ xô trồng cây tiêu.

Tuy nhiên, vào năm 2020, giá tiêu rớt thê thảm xuống còn 34.000 đồng/kg khiến người nông dân điêu đứng.

Hiện tại, khi giá ngấp nghé tăng gần 100.000 đồng/kg, nhiều hộ đã gầy dựng lại vườn tiêu. Nhưng mọi chuyện không hề suôn sẻ, khi hiện tại giá tiêu tăng nhưng đang gánh quá nhiều chi phí, trong đó cước vận tải, phân bón, nhân công chiếm phần lớn lợi nhuận.

Bên cạnh đó, nhiều diện tích cũ không thể trồng lại do nhiều năm bỏ bê. Rồi tương lai của cây hồ tiêu cũng khá bấp bênh, khi vài năm nữa vườn tiêu mới cho thu hoạch, nếu ồ ạt trồng lại rơi vào tình cảnh như những năm vừa qua.

Chưa kể, thị trường hồ tiêu trong nước thường bị thao túng. Như đợt giảm giá vừa qua là một minh chứng. Bằng những thủ thuật, một vài đơn vị đã bán ra/mua vào lượng tiêu lớn với giá hợp lý.

Có một điểm tích cực, người dân ngày càng nhận thức được chất lượng của nông sản sạch nên sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc dùng phân bón, thuốc trừ sâu. Đất sạch, nguồn nước sạch thì sẽ cho giá sản phẩm hồ tiêu cao hơn.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Giá tiêu tại Ấn Độ đã bắt đầu tăng và đang ở mức cao nhất trong 3 năm qua, do thời tiết khắc nghiệt và thời vụ gieo trồng không đồng đều khiến nguồn cung sụt giảm trong niên vụ hiện tại (10/2021 - 9/2022). Điều này đã mang lại niềm vui cho nông dân khi tất cả các mức giá đều được ấn định là sẽ sớm chạm mức 500 rupee/kg đối với các giống không phân loại.

Theo báo cáo của Fior Markets, thị trường tiêu đen toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 3,903 tỷ USD vào năm 2020 lên hơn 5,99 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ CAGR là 5,5% trong giai đoạn dự báo 2021 - 2028.

Báo cáo cho biết, thị trường tiêu đen toàn cầu đang tăng trưởng với tốc độ ổn định và được kỳ vọng cao từ các nhà đầu tư. Thị trường được thúc đẩy bởi sự gia tăng chi tiêu cho các sản phẩm thực phẩm và tăng thu nhập khả dụng ở các nước đang phát triển.

IPC thông tin Mỹ đã dần đặt chỗ cho các đơn hàng hồ tiêu cho những tháng cuối năm 2022, thị trường Trung Quốc sức mua chậm lại trong khi châu Âu dè dặt nhập hàng. Dự báo sức mua từ thị trường Trung Đông cũng yếu.

Dự báo, nhu cầu hồ tiêu toàn cầu trong những tháng cuối năm vẫn sẽ tăng mạnh trong khi nguồn cung toàn cầu không tăng. Bên cạnh đó, lạm phát thế giới năm 2022 sẽ khiến giá đầu vào tăng cao dẫn đến giá các mặt hàng tiếp tục neo ở mức cao, trong đó có hồ tiêu.

Bình luận