Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Giá cà phê hôm nay 7/2/ 2023: Bật tăng trở lại khi tồn kho sụt giảm

(VOH)-Giá cà phê ngày 7/2 bật tăng nhờ sự hỗ trợ khi báo cáo tồn kho do ICE quản lý tiếp tục sụt giảm và mưa nhiều tại các vùng trồng ở Brazil.

Giá cà phê trong nước hôm nay phục hồi tăng 300 đồng/kg, giá cao nhất là 43.300 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 42.600 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 300 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 42.700 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 42.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 300 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 43.200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 42.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 300 đồng/kg, giá ở Pleiku là 43.200 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 43.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 300 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 43.300 đồng/kg đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 300 đồng/kg, dao động ở mức 43.300 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 300 đồng/kg, dao động ở 47.300 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

   

Bảo Lộc (Robusta)

42,700

+300

Lâm Hà (Robusta)

42,700

+300

 Di Linh (Robusta)

42,600

+300

ĐẮK LẮK

   

Cư M'gar (Robusta)

43,200

+300

Buôn Hồ (Robusta)

43,100

+300

GIA LAI

   

Pleiku (Robusta)

43,200

+300

Ia Grai (Robusta)

43,200

+300

ĐẮK NÔNG

   
 

43,300

+300

KON TUM

   

Đắk Hà (Robusta)

43,300

+300

TP.HỒ CHÍ MINH

   

— R1

47.300

+300

FOB (HCM)

2,137

Trừ lùi: +30

 

Giá cà phê hôm nay 7/2/2023
Ảnh minh họa: internet

Tổng cục Hải quan cho biết trong năm 2022, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ đạt 129,54 nghìn tấn, trị giá 305,13 triệu USD, giảm 3,3% về lượng, nhưng tăng 11,6% về trị giá so với năm 2021. Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ 3 cho Hoa Kỳ.

Xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ có dấu hiệu phục hồi trong các tháng cuối năm 2022, đạt mức cao nhất trong năm là 19,76 nghìn tấn, trị giá 43,37 triệu USD vào tháng 12/2022.

Năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt mức 2.355 USD/tấn, tăng 15,5% so với năm 2021. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta sang Hoa Kỳ đạt mức 1.965 USD/ tấn, tăng 13%; cà phê Arabica đạt mức 4.451 USD/tấn, tăng 53,1%.

Về cơ cấu chủng loại xuất khẩu, năm 2022, Việt Nam xuất khẩu các chủng loại cà phê robusta, arabica và cà phê chế biến sang thị trường Mỹ.

Xuất khẩu cà phê robusta sang Mỹ đạt 109,42 nghìn tấn, trị giá 214,98 triệu USD, giảm 1,2% về lượng, nhưng tăng 11,7% về trị giá so với năm 2021; cà phê arabica đạt 10,1 nghìn tấn, trị giá 44,97 triệu USD, giảm 17% về lượng, nhưng tăng 27,1% về trị giá; cà phê chế biến đạt trên 45 triệu USD, tăng 1,0%.

Việt Nam hiện vẫn chủ yếu xuất khẩu cà phê robusta sang Mỹ dưới dạng thô, chưa mang lại giá trị cao cho ngành.

Ngành cà phê Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phù hợp, ngang tầm yêu cầu phát triển, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ thị trường Mỹ.

Giá cà phê thế giới đồng loạt tăng

Khảo sát giá cà phê ngày 7/3/2023, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều tăng.

Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng 7 USD, lên 2.038 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 tăng 10 USD, lên 2.040 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng.

Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng 2,90 cent, lên 175,70 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng 2,50 cent, lên 175,80 cent/lb, các mức tăng rất đáng kể.

Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê hôm nay 7/2/ 2023: Bật tăng trở lại khi tồn kho sụt giảm 2
Giá cà phê hôm nay 7/2/ 2023: Bật tăng trở lại khi tồn kho sụt giảm 3

Giá cà phê kỳ hạn đồng loạt tăng theo hầu hết các thị trường hàng hóa nói chung, khi các quỹ và đầu cơ quay lại các thị trường mua vào sau các báo cáo chỉ số kinh tế Mỹ tăng trưởng khả quan, bất chấp lãi suất tiền tệ được hầu hết các NHTW tiếp tục nâng cao.

Theo các nhà quan sát, giá cà phê có sự hỗ trợ khi báo cáo tồn kho do ICE quản lý tiếp tục sụt giảm.

Đặc biệt, mức tồn kho Robusta tại London đã giảm xuống dưới 1 triệu bao (59.840 tấn) vào ngày đầu tuần, do giới thương nhân không mặn mà đưa cà phê về sàn tham gia bán đấu giá.

Comexim, nhà xuất khẩu cà phê lớn của Brasil vừa đưa ra ước tính sản lượng vụ mùa mới của niên vụ 2023/2024 sẽ tăng 10,20% so với niên vụ trước, lên ở mức 64 triệu bao, bao gồm 41,30 triệu bao cà phê Arabica, tăng 15,80% và 22,70 triệu bao cà phê Conilon Robusta, tăng 1,30% so với niên vụ trước.

Báo cáo cũng đã dự báo xuất khẩu cà phê trong niên vụ mới ước tính sẽ cao hơn 12,60% so với niên vụ cà phê 2022/2023 trước đó, lên đạt tổng cộng 41,50 triệu bao.

Tỷ giá đồng Reais giảm 0,54% xuống ở mức 1 USD = 5,1750 R$ đã hạn chế đà tăng giá của Arabica do khuyến khích nhà nông bán cà phê xuất khẩu.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu 3 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại 2022/2023 đã giảm 2,8% xuống 30,27 triệu bao so với 31,14 triệu bao cùng kỳ niên vụ trước 2021/2022.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu đã giảm 8,5% vào tháng 12 năm ngoái. Trong khi đó, giá cà phê thế giới khởi đầu năm mới ở mức 157,3 US cent/pound và tăng lên gần 175 US cent/pound vào cuối tháng 1.

Tính chung 3 tháng đầu niên vụ 2022-2023 (tháng 10 đến tháng 12) xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 2,8% so với cùng kỳ niên vụ 2021-2022, xuống còn 30,3 triệu bao.

Luỹ kế trong 12 tháng kết thúc vào tháng 12/2022, xuất khẩu cà phê arabica thế giới đạt tổng cộng 79,7 triệu bao, giảm nhẹ so với 80,6 triệu bao của năm 2021; trong khi robusta ổn định ở mức 48,3 triệu bao.

Về chủng loại, cà phê nhân xanh chiếm hơn 90% tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 12 với 9,8 triệu bao, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2021. Luỹ kế 3 tháng đầu niên vụ 2022-2023, xuất khẩu cà phê nhân xanh đạt 27,3 triệu bao, giảm 1,5% so với vụ trước.

Xuất khẩu cà phê arabica Colombia trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12/2022 giảm 12,7%, xuống còn 2,8 triệu bao. Nhóm cà phê arabica khác cũng giảm tới 17,8%, chỉ đạt 3,5 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê arabica Brazil sau khi tăng 15,2% trong tháng 11 đã giảm 10,3% vào tháng 12. Tuy nhiên, 3 tháng đầu niên vụ hiện tại xuất khẩu arabica Brazil vẫn tăng 5,8% lên 10,3 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê robusta tăng nhẹ 1,1% trong tháng 12 và tăng 2% sau 3 tháng đầu niên vụ 2022-2023, đạt 10,5 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu đạt 2,8 triệu bao trong 3 tháng đầu niên vụ, giảm 13,6% so với 3,3 triệu bao của cùng kỳ niên vụ trước. Mặt hàng này chiếm khoảng 9% tỷ trọng xuất khẩu cà phê toàn cầu, giảm nhẹ so với mức 9,1% của cùng kỳ. Brazil và Ấn Độ hiện đang là hai nước xuất khẩu cà phê hoà tan lớn nhất thế giới.

Xuất khẩu cà phê rang xay cũng giảm 5,7% trong 3 tháng đầu niên vụ 2022-2023, đạt 208.975 bao.

Ngoại trừ sự gia tăng của khu vực châu Á và châu Đại Dương, xuất khẩu cà phê ghi nhận sự sụt giảm ở hầu hết khu vực trên thế giới.

Bình luận