Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 31.200 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 30.500 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng đi ngang, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 30.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 30.500 đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk dao động nhẹ, khu vực Cư M'gar ở mức 31.200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê giảm 100 đồng/kg về ngưỡng 31.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai ổn định, ở Pleiku và Ia Grai ở mức 30.900 đồng/kg
Giá cà phê tại Đắk Nông không đổi, giữ mức 30.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum đi ngang ở mức 30.800 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM ổn định ở ngưỡng 32.400đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.312 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 80 – 90 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 9 tại London.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
30,600 |
0 |
— Lâm Hà (Robusta) |
30,600 |
0 |
— Di Linh (Robusta) |
30,500 |
0 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
31.200 |
0 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
31,000 |
-100 |
GIA LAI |
||
— Pleiku (Robusta) |
30,900 |
0 |
_ Ia Grai (Robusta) |
30,900 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
30,900 |
0 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
30.800 |
0 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
32,400 |
0 |
Ảnh minh họa: internet
Người dân trồng cà phê trong nước đang phải đối mặt với rủi ro kép: Cùng với việc giá bán đi xuống, giá nhân công, phân bón tăng, nông dân còn khó khăn hơn với tình trạng hạn hán ở khu vực Tây Nguyên.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, mùa khô năm 2020 tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng có chiều hướng gia tăng. Do đó, nhiều diện tích hoa màu, cây công nghiệp, nhất là cây cà phê không có nước tưới, nhiều hộ dân đang lâm vào tình cảnh thiếu nước sinh hoạt. Ngành cà phê cùng lúc chịu tác động kép do hạn hán và dịch Covid-19 lan rộng khiến giá cà phê chạm đáy 10 năm.
Theo Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê toàn cầu trong thời gian tới vẫn biến động theo xu hướng giảm. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê thế giới tăng cao trong những năm gần đây, trong khi nhu cầu chỉ tăng từ 2 – 2,5%/năm khiến cung vượt cầu.
Xuất khẩu cà phê tháng 4 năm 2020 ước đạt 165 nghìn tấn với giá trị đạt 272 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê 4 tháng đầu năm 2020 đạt 654 nghìn tấn và 1,1 tỉ USD, tăng 3,7% về khối lượng và tăng 1,5% về giá trị so với cùng kì năm 2019.
Đức, Italy và Mỹ tiếp tục là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2020 với thị phần lần lượt là 16% (133,7 triệu USD), 8,6% (72,2 triệu USD ) và 8,5% (70,7 triệu USD).
Giá cà phê xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2020 đạt 1.648 USD/tấn, giảm 2,1% so với cùng kì năm 2019.
Trong tháng 4, giá cà phê thế giới biến động giảm. Cụ thể, giá xuất khẩu bình quân tháng 4 đạt 1.648 USD/tấn, giảm 5% so với tháng 3, và giảm 2,9% so với cùng kì năm 2019.
Tại sàn giao dịch New York sau nhiều phiên tăng liên tiếp, giá cà phê arabica kì hạn giao tháng 5 giảm mạnh, giao dịch ở mức 2.448 USD/tấn, giảm 5,27% so với tháng trước. Giá cà phê robusta giao tháng 5 thị trường London giảm 102 USD/tấn xuống còn 1.084 USD/tấn.
Giá cà phê giảm do tiêu thụ cà phê toàn cầu giảm dưới tác động của đại dịch COVID-19 và sức ép bán hàng vụ mới từ Brazil.
Giá cà phê cũng chịu ảnh hưởng lớn từ biến động tỉ giá của đồng Real của Brazil, sự mất giá của đồng nội tệ Brazil tạo ra sức cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu nước này trên thị trường cà phê thế giới đồng thời gây sức ép lên giá cà phê toàn cầu.
Bên cạnh đó, giá dầu sụt giảm khiến các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo làm giá giảm sâu trên khắp các thị trường hàng hóa.
Giá cà phê trong nước biến động giảm cùng xu hướng thị trường thế giới. So với tháng 3, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 600 – 800 đồng/kg xuống mức 28.400 – 28.900 đồng/kg.
Sau thời gian dài giảm giá kỉ lục thì trong những ngày cuối tháng 4, việc Chính phủ nới lỏng giãn cách xã hội giúp giá cà phê trong nước có nhiều tín hiệu tích cực.
Giá tăng trở lại quanh mức 29.200-29.900 đồng/kg, theo đó, giá cà phê cao nhất tại khu vực tỉnh Đắk Lắk và giá thấp nhất tại khu vực tỉnh Lâm Đồng.
Giá cà phê thế giới điều chỉnh nhẹ
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
07/20 |
1201 |
+1 |
+0.08 |
7297 |
1207 |
1188 |
1190 |
1200 |
64567 |
09/20 |
1222 |
+1 |
+0.08 |
5601 |
1227 |
1209 |
1214 |
1221 |
33024 |
11/20 |
1243 |
+2 |
+0.16 |
4903 |
1248 |
1232 |
1238 |
1241 |
17020 |
101/21 |
1263 |
+2 |
+0.16 |
3084 |
1267 |
1251 |
1251 |
1261 |
10104 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
07/20 |
110.60 |
-0.05 |
-0.05 |
10167 |
110.85 |
108.55 |
109.85 |
110.65 |
80716 |
09/20 |
111.90 |
+0.05 |
+0.04 |
6265 |
112.15 |
109.75 |
111.35 |
111.85 |
47760 |
12/20 |
113.95 |
+0.10 |
+0.09 |
5030 |
114.15 |
111.90 |
113.70 |
113.85 |
49099 |
03/21 |
115.75 |
0 |
0 |
1580 |
115.90 |
113.80 |
115.15 |
115.75 |
21952 |
Hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London điều chỉnh tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng thêm 1 USD, lên 1.201 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 1 USD, lên 1.222 USD/tấn, các mức tăng cực nhẹ. Khối lượng giao dịch tăng lên khá cao trên mức trung bình.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York có xu hướng hỗn hợp. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 0,5 cent/lb, xuống 110,6 cent/lb, trong khi kỳ hạn giao sau tháng 9 tăng 0,05 cent/lb, lên 111,9 cent/lb, các mức tăng/giảm cực nhẹ. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Đồng Reais giảm mạnh 2,03%, xuống ở mức 1 USD = 5,7040 Reais, thiết lập mức lịch sử mới sau đánh giá thị trường Brasil từ ổn định sang tiêu cực và số người tử vong vì dịch bệnh Covid-19 tăng nhanh do việc tuân thủ kiểm dịch thấp. Tuy nhiên, việc Ủy ban Chính sách Tiên tệ (Copom) cắt giảm lãi suất đồng Reais chưa được công bố nhưng dường như thị trường đã sớm tiêu hóa quyết định của Copom trong khi cán cân thương mại với Trung Quốc mới là điều đáng bàn, vì quốc gia tiêu thụ hàng hóa khổng lồ ở châu Á là đối tác hàng đầu của Brasil.
Tuy nhiên, giá cà phê trên cả hai sàn kỳ hạn đã tỏ ra ổn định trong một phiên mà giá vàng, giá dầu thô suy yếu vì dòng vốn đầu tư chảy mạnh về các sàn chứng khoán sau việc nới lỏng giãn cách xã hội của nhiều quốc gia. Điều này góp phần cho thấy giá cà phê sẽ sớm hồi phục trong ngắn hạn.
Liên đoàn những người trồng cà phê quốc gia (FNC) ở Colombia đã báo cáo sản lượng cà phê trong tháng Tư chỉ đạt 744.000 bao, giảm tới 27,83% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đã đưa sản lượng cà phê trong 7 tháng đầu của niên vụ hiện tại 2019/2020 lên tổng cộng 8.156.000 bao, tăng 1,75% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước.
Đồng thời, FNC cũng đã báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng Tư chỉ đạt 592.000 bao, giảm tới 32,11% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu cà phê trong 7 tháng đầu của niên vụ hiện tại 2019/2020 lên tổng cộng 7.091.000 bao, giảm 8,63% so với cùng kỳ niên vụ trước. Nguyên nhân Colombia sản xuất và xuất khẩu cà phê sụt giảm trong tháng này được cho là do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 gây ra.
Chỉ số giá tổng hợp ICO trong tháng 4 trung bình đạt 108,91 UScent/pound, thấp hơn 0,1% so với tháng 3. Sau khi đạt mức cao 113,86 UScent/pound vào ngày 15/4, chỉ số giá hàng ngày đã giảm trong hai tuần tiếp theo và đạt mức thấp 103,63 UScent/pound vào ngày 27/4.
Sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng đang dấy lên lo ngại trước sự không ổn định về nhu cầu trong tương lai trong bối cảnh đại dịch COVID-19 chưa được kiểm soát.
Chỉ số giá của nhóm cà phê arabica có xu hướng tăng trong tháng 4 với chỉ số giá tại Colombia tăng 1,8% lên 161,92 UScent/pound và tại các quốc gia khác tăng 4,2% lên 154,52 UScent/pound.
Do đó, sự chênh lệch giá giữa Colombia và các quốc gia khác đã thu hẹp, giảm 30,6% xuống còn 7,4 UScent/pound.