Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 30.200 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 29.500 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng quay đầu giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà về mức 29.600 đồng/kg, tại Di Linh lên ngưỡng 29.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk thay đổi nhẹ, khu vực Cư M'gar ổn định ở mức 30.200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê tăng 100 đồng/kg lên ngưỡng 30.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg, ở Pleiku giá về ngưỡng 29.900 đồng/kg, ở Ia Grai giá cà phê về mức 29.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông ổn định ở ngưỡng 30.000 đồng/kg.
Riêng giá cà phê tại Kon Tum giảm 100đồng/kg, dao động ở mức 29.900 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg về ngưỡng 31.400đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
||
— Bảo Lộc (Robusta) |
29,600 |
-100 |
— Lâm Hà (Robusta) |
29,600 |
-100 |
— Di Linh (Robusta) |
29,500 |
-100 |
ĐẮK LẮK |
||
— Cư M'gar (Robusta) |
30,200 |
0 |
— Buôn Hồ (Robusta) |
30,000 |
+100 |
GIA LAI |
||
— Pleiku (Robusta) |
29,900 |
-100 |
_ Ia Grai (Robusta) |
29,900 |
-100 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa (Robusta) |
30,000 |
0 |
KON TUM |
||
— Đắk Hà (Robusta) |
29.900 |
-100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
||
— R1 |
31,400 |
-100 |
Ảnh minh họa: internet
Cục Chế biến vá Phát triển Thị trường Nông sản nhận định giá cà phê sẽ trở lại đà hồi phục do lo ngại nguồn cung tạm thời bị gián đoạn. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu đình trệ khắp nơi do dịch bệnh, nhiều cảng phải đóng cửa sẽ khiến giá cà phê chưa thể phục hồi nhanh chóng.
Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ NN&PTNT), xuất khẩu cà phê tháng 3 ước đạt 154 nghìn tấn với giá trị đạt 261 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm 2020 đạt 474 nghìn tấn và 801 triệu USD, giảm 3% về khối lượng và giảm 5,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Theo số liệu đến hết 15/3, Đức, Mỹ và Italy tiếp tục là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 15,1% (121,29 triệu USD), 10% (80,62 triệu USD) và 9,5% (76,91 triệu USD).
Lũy kế giá trị xuất khẩu cà phê tăng mạnh tại thị trường Ba Lan (đạt 12,31 triệu USD, tăng 77,3%) và ngược lại giá trị xuất khẩu cà phê giảm mạnh nhất tại thị trường Anh (đạt 13,55 triệu USD, giảm 50,8%).
Giá cà phê xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2020 đạt 1.692 USD/tấn, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Tháng 3, thị trường cà phê trong nước biến động giảm cùng xu hướng thị trường thế giới. So với tháng 2/2020, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 600 – 800 đồng/kg xuống mức 30.500 – 30.700 đồng/kg.
So với cuối năm 2019, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 1.600 – 2.100 đồng/kg. Trong nửa cuối tháng 3, giá cà phê tăng nhẹ trong bối cảnh nguồn cung suy giảm do niên vụ 2019/20 sản xuất cà phê đối mặt với tình trạng hạn hán, dẫn đến sản lượng giảm.
Bộ Công Thương cho biết từ đầu mùa khô đến nay, tình trạng thiếu nước tưới đang diễn ra ở nhiều địa phương của tỉnh Đắk Nông.
Giá cà phê thế giới giảm nhẹ
Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
05/20 |
1200 |
-6 |
-0.5 |
6785 |
1207 |
1195 |
1201 |
1206 |
42252 |
07/20 |
1230 |
-3 |
-0.24 |
8875 |
1235 |
1222 |
1228 |
1233 |
48555 |
09/20 |
1242 |
-5 |
-0.4 |
3513 |
1247 |
1236 |
1247 |
1247 |
24793 |
11/20 |
1258 |
-6 |
-0.47 |
403 |
1264 |
1254 |
1264 |
1264 |
15373 |
Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
HĐ Mở |
05/20 |
119.80 |
-0.10 |
-0.08 |
20568 |
120.75 |
118.05 |
120 |
119.90 |
48930 |
07/20 |
120.90 |
-0.15 |
-0.12 |
18934 |
121.65 |
119.10 |
121.20 |
121.05 |
57033 |
09/20 |
122.15 |
-0.20 |
-0.16 |
7181 |
122.90 |
120.35 |
122.35 |
122.35 |
42357 |
12/20 |
123.55 |
-0.15 |
-0.12 |
3165 |
124.30 |
121.55 |
123.45 |
123.70 |
40484 |
Trên thị trường thế giới, 9h30 ngày 9/4/2020 giá cà phê robusta giao tháng 5/2020 trên sàn Robusta (ICE Futures Europe) giảm 6 USD/tấn, tương đương 0,5%, về mức 1.200USD/tấn
Giá cà phê arabica giao tháng 5/2020 trên sàn (ICE Futures US) 9h30 ngày 9/4/2020, giảm 0,10 USD/tấn, tương đương 0,08%, về mức 1.198 USD/tấn.
Khoảng 21.000 tấn cà phê trị giá hơn 400 tỉ rupee của Ấn Độ bị mắc kẹt tại các trung tâm lưu trữ cà phê và các cảng vì không có giấy phép để xuất khẩu, theo tờ Deccan Herald.
Các nhà xuất khẩu cà phê của Ấn Độ đang gặp khó khăn sau khi Chính phủ nước này áp đặt lệnh phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 trên cả nước. Kết quả là, khoảng 21.000 tấn cà phê trị giá hơn 400 triệu rupee bị mắc kẹt tại các trung tâm lưu trữ cà phê và các cảng vì không có giấy phép để xuất khẩu.
Điều này dẫn đến xuất khẩu cà phê toàn Ấn Độ giảm khoảng 3,2% trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3. Xuất khẩu giảm nhẹ xuống còn 325.396 tấn (tính đến ngày 18/3) so với 336.131 tấn trong cùng kì năm trước.
Trong tháng 3, giá cà phê thế giới biến động giảm. So với tháng trước, giá cà phê robusta giao tháng 5/2020 thị trường London giảm 39 USD/tấn xuống còn 1.244 USD/tấn.
Brazil bước vào chu kỳ được mùa của cây cà phê arabica, đóng góp vào nguồn cung dồi dào trong những tháng còn lại của niên vụ 2020 – 2021, đã gây áp lực giảm giá lên thị trường cà phê thế giới.
Xu hướng giảm giá xuất hiện ở tất cả nhóm cà phê trong tháng 2, với nhóm cà phê arabica Brazil giảm sâu nhất, 7,3% so với tháng 1 xuống 2.278 USD/tấn.
Tuy nhiên, sau nhiều phiên giảm giá liên tiếp, giá cà phê arabica tại sàn New York đã tăng trong những ngày cuối tháng 3, giao dịch ở mức 2.887 USD/tấn.
Cục Chế biến vá Phát triển Thị trường Nông sản nhận định giá cà phê sẽ trở lại đà hồi phục do lo ngại nguồn cung tạm thời bị gián đoạn. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu đình trệ khắp nơi do dịch bệnh gia tăng đã buộc nhiều cảng giao nhận hàng hóa phải đóng cửa sẽ khiến giá cà phê chưa thể phục hồi nhanh chóng.
Thị trường tiêu thụ cà phê giảm, sức mua yếu do dịch COVID-19 diễn ra chủ yếu tại các vùng tiêu thụ chính.
Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), niên vụ 2019 - 2020, tiêu thụ cà phê thế giới ước tính khoảng 169,34 triệu bao, cao hơn 0,7% so với năm 2018 - 2019. Hiện tại nhu cầu ước tính vượt quá sản xuất 0,47 triệu bao, đạt 168,86 triệu bao.