Giá cà phê hôm nay 9/5/2022: Giá thế giới giảm do áp lực nguồn cung dồi dào

(VOH) - Giá cà phê ngày 9/5 đi ngang, tuần qua cà phê trong nước giảm mạnh 700 đ/kg. Giá cà phê thế giới đi xuống do nguồn cung dồi dào và nhu cầu tiêu thụ giảm.

Giá cà phê trong nước sáng nay ổn định, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.100 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.400 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk , cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,000đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 41,000 đồng/kg và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông 1, dao động 41,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum 1, dao động 40,900 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động 45.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,500

0

Lâm Hà (Robusta)

40,500

0

 Di Linh (Robusta)

40,400

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,100

0

Buôn Hồ (Robusta)

41,000

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,000

0

Ia Grai (Robusta)

41,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41.000

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40,900

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,000

0

FOB (HCM)

2.138

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 9/5/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá cà phê sau khi tăng mạnh trong các tháng đầu năm 2022, thì sang tháng 3 - 4/2022 và tuần đầu tháng 5/2022 có xu hướng giảm.

Nguyên nhân là áp lực về nguồn cung dồi dào và nhu cầu tiêu thụ giảm trong ngắn hạn vì lạm phát tăng cao. Bên cạnh đó, còn do tỷ giá đồng USD lên cao khiến giá cả hàng hóa trở nên đắt đỏ làm giảm sức mua từ các thị trường mới nổi.

Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, hiện nay với việc duy trì chính sách chống dịch ''Zero Covid'' của Trung Quốc tiếp tục gây ảnh hưởng xấu đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Thời gian trên tàu lâu hơn khiến chi phí tăng cao cùng với tình hình chiến sự tại Đông Âu khiến sức mua của các nước nhập khẩu kém đi. Theo các chuyên gia, mùa hè vốn là thời điểm tiêu thụ cà phê ít nhất trong năm. Vì những nguyên nhân này mà dự đoán thị trường thêm ảm đạm, không mấy khởi sắc trong quý 2/2022.

Ông Nguyễn Quang Bình nhận định, đà tăng "sáng" nhất cho thị trường cà phê hiện tại đến từ thông tin thời tiết tại Brazil. Hiện nhiều dự đoán cho thấy thời tiết ở những vũng cà phê trọng điểm của quốc gia này sẽ chịu ảnh hưởng của giá rét.

Trong quá khứ, những thông tin bất lợi về thời tiết luôn là động lực để cà phê Arabica trên sàn New York tăng mạnh. Tuy nhiên ông Bình cũng khuyên nên cẩn trọng với những nguồn tin này, vì rất có khả năng do giới đầu cơ thao túng để kiếm lời mua bán "hàng giấy" trên sàn.

Quý I/2022 so với quý I/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường khu vực châu Âu tăng, ngoại trừ Nga, Ba Lan, Hy Lạp, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Tại khu vực châu Á, xuất khẩu cà phê sang một số thị trường giảm, gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia và Indonesia. Đối với khu vực châu Mỹ, xuất khẩu cà phê sang Mỹ và Canada giảm.

Quý I/2022, xuất khẩu cà phê robusta và cà phê chế biến tăng, trong khi xuất khẩu cà phê arabica và cà phê excelsa giảm so với quý I/2021.

Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê robusta trong quý I/2022 đạt 529,2 nghìn tấn, trị giá 1,05 tỷ USD, tăng 33,5% về lượng và tăng 70,5% về trị giá so với quý I/2021; cà phê chế biến tăng 12,5%, đạt xấp xỉ 150,1 triệu USD.

Ngược lại, xuất khẩu cà phê arabica trong quý I/2022 giảm 5,1% về lượng, nhưng tăng 61,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, đạt 20,87 nghìn tấn, trị giá 94,24 triệu USD. Xuất khẩu cà phê excelsa giảm 56,6% về lượng và giảm 41% về trị giá, đạt 95 tấn, trị giá 225 nghìn USD.

Giá cà phê thế giới quay đầu giảm nhẹ

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 9/5, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 giảm 53 USD/tấn ở mức 2.083 USD/tấn, giao tháng 9/2022 giảm 52 USD/tấn ở mức 2.079 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 6,8 cent/lb, ở mức 210,45 cent/lb, giao tháng 9/2022 giảm 6,75 cent/lb, ở mức 210,45 cent/lb.

Theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong quý I/2022, giá cà phê robusta thế giới biến động thất thường trong khi giá cà phê arabica có xu hướng hồi phục.

Trên sàn giao dịch London, ngày 28/4, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022, tháng 7/2022, tháng 9/2022 và tháng 11/2022 giảm lần lượt 5,6%, 4,3%, 3,2% và 2,6% so với ngày 29/3, xuống còn 2.021 USD/tấn; 2.032 USD/tấn; 2.041 USD/tấn và 2.044 USD/tấn.

Trên sàn giao dịch New York, ngày 28/4 giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 5/2022, tháng 7/2022, tháng 9/2022 và tháng 12/2022 tăng lần lượt 0,7%, 0,4%, 0,6% và 1,1% so với ngày 29/3, lên mức 215,95 US cent/lb; 215,55 US cent/lb; 215,5 US cent/lb và 215,05 US cent/lb.

Trên sàn giao dịch BMF của Brazil, giá cà phê arabica biến động không đồng nhất. Ngày 28/4, giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 5/2022 giảm 1,9% so với ngày 29/3, xuống còn 262 US cent/lb.

Ngược lại, giá cà phê giao kỳ hạn tháng 7/2022, tháng 9/2022 và tháng 12/2022 tăng lần lượt 0,4%, 0,1% và 0,7% so với ngày 29/3, lên mức 267,25 US cent/lb; 268,5 US cent/lb và 268,4 US cent/lb.

Tại cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cà phê robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức giá 2.087 USD/tấn, chênh lệch +55 USD/tấn, giảm 108 USD/tấn (tương đương mức giảm 4,9%) so với ngày 29/3.

Bình luận