Giá cà phê ngày 10/5: Giá cà phê biến động nhẹ

(VOH) Giá cà phê ngày 10/5 giảm nhẹ 100 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê Robusta đã tăng cao nhất tính từ 8 tháng trở lại đây.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 34.400 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 33.200 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 33.100 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 33.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 34.200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  ở  ngưỡng 34.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng giảm 100 đồng/kg, giá tại Pleiku là 33.900 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 33.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông  giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 33.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum cũng giảm 100 đồng/kg, dao động ở  mức 33.900 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM không đổi, dao động ở  ngưỡng  35.400 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

33,100

-100

Lâm Hà (Robusta)

33,100

-100

 Di Linh (Robusta)

33,000

-100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

34.200

-100

Buôn Hồ (Robusta)

34.000

-100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

33,900

-100

Ia Grai (Robusta)

33,900

-100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

33,900

-100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

33.900

-100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

35,400

0

Giá cà phê hôm nay 10/5/2021
Ảnh minh họa: internet

Hải quan Việt Nam báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy, xuất khẩu cà phê nửa đầu tháng 4/2021 đạt 55.847 tấn (khoảng 930.780 bao, bao 60 kg), giảm 32,35% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu cà phê 3,5 tháng đầu năm 2021 lên đạt tổng cộng 508.855 tấn (khoảng 8,84 triệu bao), giảm 15,12% so với xuất khẩu 3,5 tháng đầu năm 2020.

Thị trường cà phê sụt giảm  là do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 lên thị trường tiêu thụ toàn cầu trong thời gian vừa qua. Trong khi đó, người trồng cà phê ở Việt Nam cũng không tích cực bán hàng do giá kỳ hạn sàn London vẫn còn trì trệ, cho dù mức giá chênh lệch cộng được thị trường kéo dài với thời gian chưa từng thấy.

Hải Quan Việt Nam báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê, chủ yếu là Robusta, trong tháng 3 đạt 169.624 tấn (khoảng 2,83 triệu bao) tăng 38,10% so với tháng trước. Tuy nhiên lũy kế xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 453.010 tấn (khoảng 7,55 triệu bao), giảm 12,20% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2021 giảm 8 USD/tấn ở mức 1.539 USD/tấn, giao tháng 9/2021 giảm 8 USD/tấn ở mức 1.561 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2021 giảm 1,4 cent/lb ở mức 152,9 cent/lb, giao tháng 9/2021 giảm 1,4 ở mức 154,8 cent/lb.

Giá cà phê ngày 10/5: Giá cà phê biến động nhẹ 2
Giá cà phê ngày 10/5: Giá cà phê biến động nhẹ 3

Ngay tuần đầu tiên của tháng 5/2021, giá cà phê Robusta trên sàn London đã tăng ở mức cao nhất tính từ 8 tháng trở lại đây. Còn giá Arabica trên sàn New York đã dừng tại mức cao nhất tính từ 51 tháng trở lại.

Giá cả tương đối ổn định đã thúc đẩy doanh số bán cà phê thế giới, với khối lượng xuất khẩu đạt gần 12 triệu bao loại 60 kg trong tháng 3, tăng hơn 2,4% so với tháng 3 năm 2020.

Qua đó đưa tổng khối lượng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong nửa đầu niên vụ 2020-2021 (tháng 10/2020 đến tháng 3/2021) lên 65,4 triệu bao, tăng 3,5% so với 63,2 triệu bao được ghi nhận trong cùng kỳ niên vụ cà phê 2019-2020.

Sự gia tăng xuất khẩu chủ yếu do các lô hàng cà phê nhân, với mức tăng 4,3% so với cùng kỳ niên vụ trước lên 59,32 triệu bao trong nửa đầu niên vụ cà phê 2020-2021.

Xuất khẩu cà phê rang xay ước tính giảm 4% xuống 336.172 bao, trong khi cà phê hòa tan giảm 3,4% xuống 5,72 triệu bao.

Tuy nhiên, lũy kế từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 3, xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt 129,5 triệu bao, giảm 1% so với 130,8 triệu bao được ghi nhận trong giai đoạn từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020.

Trong nửa đầu niên vụ 2020-2021, tổng xuất khẩu cà phê của Brazil đạt 24,66 triệu bao, tăng 23,3% so với niên vụ 2019-2020. Trong đó, 96% lượng cà phê xuất khẩu của Brazil là cà phê arabica, với 23,66 triệu bao, tăng 19,2% so với 6 tháng đầu niên vụ 2019-2020.

Xuất khẩu cà phê arabica của Colombia trong nửa đầu niên vụ cà phê 2020-2021 cũng tăng 2,6% so với niên vụ trước lên 7,75 triệu bao, trong khi xuất khẩu cà phê arabica của các nước khác giảm 8,3% xuống 10,4 triệu bao.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu cà phê robusta trong nửa đầu niên vụ 2020-2021 giảm 3,5% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống 23,59 triệu bao.

Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới và đồng thời là nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới đạt 12,6 triệu bao, giảm 13,2% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Xét theo khu vực, xuất khẩu tất cà phê từ châu Phi trong nửa đầu niên vụ 2020-2021 giảm 8,9% xuống 5,96 triệu bao, do các chuyến hàng từ Ethiopia, Côte d’Ivoire và Kenya giảm lần lượt 28,5%, 49% và 9,5%.

Uganda, nhà xuất khẩu lớn nhất trong khu vực ghi nhận mức tăng 11,5% lên 2,8 triệu bao. Tính riêng tháng 3, xuất khẩu của Uganda đạt tổng cộng 572.839 bao, khối lượng xuất khẩu cao nhất tính theo tháng, với kim ngạch xuất khẩu trên 53,55 triệu USD.

Xuất khẩu cà phê của châu Á và châu Đại Dương giảm 6,3% xuống 19,3 triệu bao trong tháng 10 năm 2020 đến tháng 3. Ngoài sự sụt giảm của Việt Nam, xuất khẩu của Ấn Độ cũng giảm nhẹ 0,5%. Trong khi đó, các lô hàng xuất khẩu của Indonesia tăng 20,2% lên 3,7 triệu bao.