Giá cà phê ngày 29/4: Robusta tiến sát mốc 1.500 USD/tấn

(VOH) Giá cà phê ngày 29/4 đi ngang tại hầu hết các địa phương ở Tây Nguyên và miền Nam. Giá giá cà phê Robusta tiếp tục tăng tốt, trong khi Arabica quay đầu giảm nhẹ.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.700 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.600 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng ổn định, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 32.700 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 32.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk đi ngang, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 33.700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  ở  ngưỡng 33.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng không đổi, giá tại Pleiku là 33.400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 33.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông đứng yên, dao động ở ngưỡng 33.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum cũng đi ngang, dao động ở  mức 33.400 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM ổn định, dao động ở  ngưỡng  34.900 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.518 USD/tấn, FOB – HCM, với chênh lệch cộng co nhẹ về ở mức 40 – 50 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 7 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

32,700

0

Lâm Hà (Robusta)

32,700

0

 Di Linh (Robusta)

32,600

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

33.700

0

Buôn Hồ (Robusta)

33.500

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

33,400

0

Ia Grai (Robusta)

33,400

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

33,400

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

33.400

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

34,900

0

Giá cà phê hôm nay 29/4/2021
Ảnh minh họa: internet

Hải quan Việt Nam báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy, xuất khẩu cà phê nửa đầu tháng 4/2021 đạt 55.847 tấn (khoảng 930.780 bao, bao 60 kg), giảm 32,35% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu cà phê 3,5 tháng đầu năm 2021 lên đạt tổng cộng 508.855 tấn (khoảng 8,84 triệu bao), giảm 15,12% so với xuất khẩu 3,5 tháng đầu năm 2020.

Thị trường cà phê sụt giảm  là do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 lên thị trường tiêu thụ toàn cầu trong thời gian vừa qua. Trong khi đó, người trồng cà phê ở Việt Nam cũng không tích cực bán hàng do giá kỳ hạn sàn London vẫn còn trì trệ, cho dù mức giá chênh lệch cộng được thị trường kéo dài với thời gian chưa từng thấy.

Hải Quan Việt Nam báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê, chủ yếu là Robusta, trong tháng 3 đạt 169.624 tấn (khoảng 2,83 triệu bao) tăng 38,10% so với tháng trước. Tuy nhiên lũy kế xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 453.010 tấn (khoảng 7,55 triệu bao), giảm 12,20% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Giá cà phê tiếp nối đà tăng qua tuần thứ ba liên tiếp cho thấy sản lượng vụ mùa của Brasil sắp thu hoạch đã trở thành mối quan tâm hiện hành của các thị trường cà phê kỳ hạn thế giới…

Giá cà phê ngày 29/4: Robusta tiến sát mốc 1.500 USD/tấn 2
Giá cà phê ngày 29/4: Robusta tiến sát mốc 1.500 USD/tấn 3

Phiên giao dịch sáng 29/4, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp nối đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng thêm 7 USD, lên 1.468 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 9 tăng thêm 6 USD, lên 1.489 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình. Giá cà phê Robusta tại London đang dứng ở mức cao 7 tuần.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York điều chỉnh giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 0,05 cent, xuống 145,85 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 không thay đổi, vẫn đứng ở mức 147,8 cent/lb, trong khi các kỳ hạn giao xa đều tăng, các mức tăng/giảm rất nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình. Giá cà phê Arabica tại New York đang đứng ở mức cao 15 tháng.

Đồng Reais tăng mạnh 1,84%, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,3610 Reais, mức giá cao nhất kể từ ngày 12/02.

Giá cà phê hai sàn hồi phục, sau khi đã thanh lý, cân đối vị thế khá mạnh tay ngay từ đầu phiên và thể hiện xu hướng trái chiều vào cuối phiên, chỉ là sự điều chỉnh thường thấy sau khi đã bật tăng liên tiếp, nhất là mức giá cách biệt hiện hành “không có lợi cho cà phê Arabica New York nhưng lại hỗ trợ tốt cho cà phê Robusta London” như đã nhận định trong bản tin ngày đầu tuần 27/04.

Thị trường cà phê dấy lên mối lo mới khi dịch bệnh bùng phát ở một số quốc gia châu Á khiến nguồn cung Robusta chủ yếu của châu lục này rất có khả năng sẽ bị trì trệ.

Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Na Uy trong hai tháng đầu năm 2021 đạt 4.493 USD/tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2020, theo thông tin mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu.

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Na Uy từ Colombia, Thụy Điển, Peru và Guatemala tăng, nhưng giá nhập khẩu từ Brazil và Việt Nam giảm.

Trong hai tháng đầu năm 2021, Na Uy tăng nhập khẩu cà phê từ các thị trường Brazil, Colombia, Thụy Điển và Guatemala, nhưng giảm nhập khẩu từ Việt Nam.

Số liệu thống kê cho thấy, nhập khẩu cà phê của Na Uy từ Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2021 đạt 65 tấn, trị giá 116 nghìn USD, giảm 40% về lượng và giảm 40,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Na Uy chiếm 0,99% trong hai tháng đầu năm 2021, thấp hơn so với 1,76% trong hai tháng đầu năm 2020.