Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.900 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 32.000 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 31.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 33.000 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 32.800 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai cũng giảm 100 đồng/kg\, giá tại Pleiku là 32.700 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 32.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông cũng giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 32.700 đồng/kg.
Riêng giá cà phê tại Kon Tum đi ngang, dao động ở mức 32.700 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg , dao động ở ngưỡng 34.200 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.449 USD/tấn, FOB – HCM, với chênh lệch cộng ở mức 50 – 60 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 7 tại London.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
32,000 |
-100 |
Lâm Hà (Robusta) |
32,000 |
-100 |
Di Linh (Robusta) |
31,900 |
-100 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
33.000 |
-100 |
Buôn Hồ (Robusta) |
32.800 |
-100 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
32,700 |
-10 |
Ia Grai (Robusta) |
32,700 |
-100 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
32,700 |
-100 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
32.700 |
0 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
34,200 |
-100 |
Thị trường cà phê sụt giảm là do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 lên thị trường tiêu thụ toàn cầu trong thời gian vừa qua. Trong khi đó, người trồng cà phê ở Việt Nam cũng không tích cực bán hàng do giá kỳ hạn sàn London vẫn còn trì trệ, cho dù mức giá chênh lệch cộng được thị trường kéo dài với thời gian chưa từng thấy.
Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại 2020/2021 đạt tổng cộng khoảng 12,79 triệu bao, giảm 13,88% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước. Sở dĩ xuất khẩu cà phê sụt giảm rất mạnh là do tác động tiêu cực của đại dịch covid-19 lên thị trường tiêu thụ toàn cầu trong thời gian vừa qua và nhất là người trồng cà phê ở Việt Nam cũng không tích cực bán hàng do giá kỳ hạn sàn London vẫn còn trì trệ, cho dù mức giá chênh lệch cộng được thị trường kéo dài với thời gian chưa từng thấy.
Hải Quan Việt Nam báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê, chủ yếu là Robusta, trong tháng 3 đạt 169.624 tấn (khoảng 2,83 triệu bao) tăng 38,10% so với tháng trước. Tuy nhiên lũy kế xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 453.010 tấn (khoảng 7,55 triệu bao), giảm 12,20% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê thế giới trái chiều
Mở cửa phiên giao dịch ngày 15/4, lúc 9h00, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London điều chỉnh giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 2 USD, xuống 1.363 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 cũng giảm 2 USD, còn 1.389 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York có phiên thứ tư tăng liên tiếp. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng thêm 0,6 cent, lên 132,7 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng thêm 0,65 cent, lên 134,7 cent/lb, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Đồng Reais tăng 0,74 %, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,6270 Reais theo tâm lý rủi ro ở bên ngoài sau sự sụt giảm khá mạnh của lãi suất dài hạn Kho bạc Mỹ, trong khi chứng khoán ở Phố Wall lần đầu tiên vượt mức 34.000 điểm, cho thấy nền kinh tế Mỹ đang hồi phục mạnh mẽ.
Giá cà phê diễn biến trái chiều trong một phiên đầu cơ đã “bán London, mua New York” để cân đối, điều chỉnh vị thế trước đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 5 đã cận kề. Trong khi giá cà phê Arabica còn có thêm sự hỗ trợ từ đồng Reais mạnh lên đã thúc đẩy người Brasil giảm bán và thị trường vẫn tiếp tục thể hiện mối lo nguồn cung niên vụ mới 2021/2022.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu cà phê của Thụy Sĩ giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 5,8%/năm (tính theo lượng), từ 163,5 nghìn tấn năm 2016 lên 204,7 nghìn tấn năm 2020.
Nếu tính theo trị giá, nhập khẩu cà phê của Thụy Sĩ tăng trưởng bình quân 5,4%/năm, từ 697,76 triệu USD năm 2016 lên 856,59 triệu USD năm 2020, theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu.
Cập nhật số liệu thống kê cho thấy, nhập khẩu cà phê của Thụy Sĩ trong hai tháng đầu năm 2021 đạt 35,1 nghìn tấn, trị giá 153,42 triệu USD, tăng 10,7% về lượng và tăng 21,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Thụy Sĩ tăng nhập khẩu tất cả các chủng loại cà phê.
Có vẻ như sự phản ứng thiếu phần quyết liệt ở các quốc gia thành viên đã khiến nền kinh tế khối Eurozone đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng ngắn hạn và việc tiêm chủng diễn ra chậm chạp theo phong cách “lục địa già” đã khiến Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) phải đưa ra khuyến nghị.