Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.400 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng ổn định, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 31.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 31.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng đi ngang, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 32.600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 32.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai cũng không đổi, giá tại Pleiku là 32.300 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 32.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông ổn định, dao động ở ngưỡng 32.300 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum đi ngang, dao động ở mức 32.300 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM đi ngang, dao động ở ngưỡng 33.800 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.504 USD/tấn, FOB – HCM, với chênh lệch cộng ở mức 20 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 9 tại London.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
31,500 |
0 |
Lâm Hà (Robusta) |
31,500 |
0 |
Di Linh (Robusta) |
31,400 |
0 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
32.600 |
0 |
Buôn Hồ (Robusta) |
32.400 |
0 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
32,300 |
0 |
Ia Grai (Robusta) |
32,300 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
32,300 |
0 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
32.300 |
0 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
33,800 |
0 |
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể khả quan hơn trong thời gian tới khi Mỹ và châu Âu bắt đầu cho phép hàng quán và ngành du lịch hoạt động trở lại, trong khi đó nhiều dự báo cho thấy sản lượng cà phê của Brazil sẽ giảm mạnh trong vụ mùa đang diễn ra.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2021 Việt Nam đã xuất khẩu 132,1 nghìn tấn cà phê, trị giá 246,4 triệu USD, giảm 22,1% về lượng và giảm 21% về trị giá so với tháng 3/2021, đồng thời so với tháng 4/2020 giảm 20,9% về lượng và giảm 12,5% về trị giá.
Lũy kế sau 4 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 585 nghìn tấn, trị giá gần 1,1 tỷ USD, giảm 14,3% về lượng và giảm 8,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, EU và Mỹ chiếm 41% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo phân khúc cà phê hòa tan chất lượng cao toàn cầu có xu hướng tăng lên do nhu cầu làm việc tại nhà gia tăng đáng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Đây là điểm tích cực cho hạt cà phê Robusta của Việt Nam.
Tuy vậy, việc xuất khẩu cà phê sang thị trường EU và Mỹ đã gặp nhiều khó khăn do tình trạng thiếu container vận chuyển và giá cước cao. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể khả quan hơn trong thời gian tới khi Mỹ và EU bắt đầu cho phép hàng quán và ngành du lịch hoạt động trở lại. Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 tại châu Á, căng thẳng chính trị tại Colombia khiến việc xuất khẩu cà phê bị chậm lại.
Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) đã điều chỉnh sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021/22 giảm 1,32% so với niên vụ 2020/21, xuống 169,6 triệu bao.
Giá cà phê thế giới tăng
Giá cà phê hôm nay 18/5, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London điều chỉnh giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 16 USD, lên 1.475 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 15 USD, lên 1.500 USD/tấn,. Khối lượng giao dịch duy trì ở mức trung bình.
Giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 2,65 cent, lên 148,4 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 tăng 2,75 cent, lên 150,5 cent/lb. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Đồng Reais tăng 0,18%, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,2620 Reais do thị trường bên ngoài vẫn còn lo ngại rủi ro lạm phát tăng nhanh, trong khi chứng khoán Mỹ sụt giảm trở lại trong sự điều chỉnh của hầu hết các thị trường nói chung.
Sự quan tâm ngày càng tăng của thị trường Liên minh châu Âu (EU) đối với các loại cà phê chất lượng cao, cả arabica và robusta, đang mang lại cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu cà phê.
Việt Nam với lợi thế là một trong những nguồn cung cấp cà phê uy tín cho thị trường EU, cùng với Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp cà phê đẩy mạnh xuất khẩu vào EU.
Trong đó, Đức và Italia có ngành công nghiệp rang xay lớn nhất EU và Bỉ là trung tâm thương mại cà phê ở EU. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê vào các thị trường trên chịu sự cạnh tranh lớn.
Thời gian tới, ngành cà phê Việt Nam nên khai thác các thị trường ngách Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan, nơi số lượng các cửa hàng cà phê đặc biệt đang gia tăng, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).