Giá cà phê ngày 24/5: Tăng nhẹ phiên đầu tuần

(VOH) Giá cà phê ngày 24/5 phục hồi tăng nhẹ 100 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên và Miền Nam. Thị trường kỳ vọng giá cà phê trên cả hai sàn sẽ hồi phục mạnh khi kỳ hạn giao hàng tháng 5 kết thúc

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.800 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 31.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 31.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 100 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 33.000 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  ở  ngưỡng 32.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá tại Pleiku là 32.700 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 32.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 32.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum đi ngang, dao động ở  mức 32.500 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM ổn định, dao động ở  ngưỡng  34.100 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

31,900

+100

Lâm Hà (Robusta)

31,900

+100

 Di Linh (Robusta)

31,800

+100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

33.000

+100

Buôn Hồ (Robusta)

32.800

+100

1GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

32,700

+100

Ia Grai (Robusta)

32,700

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

32,700

+100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

32.500

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

34,100

0

Giá cà phê hôm nay 24/5/2021
Ảnh minh họa: internet

Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong 6 tháng đầu niên vụ ước đạt 11 triệu bao, giảm 13%. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đầu giảm, như: Đức giảm 23,3%, Italy giảm 18,5% và Mỹ giảm 17,9% do dịch Covid-19 và nhất là tình trạng thiếu container rỗng và cước tàu cao.

Dự báo, thời gian tới, xuất khẩu cà phê Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó có thị trường châu Âu. Trong bối cảnh này, ngành cà phê trong nước đang nỗ lực thâm nhập vào các thị trường châu Á, như Nhật Bản – với giá trị xuất khẩu cà phê sang thị trường này được dự báo rất tiềm năng.

Ngoài ra, yếu tố chất lượng, một số là cà phê đặc sản đã giúp giá cà phê nguyên liệu trong nước không giảm mạnh theo giá London như những năm trước.

Giá cà phê thế giới hôm nay

Tính chung cả tuần qua, thị trường London có 4 phiên giảm và 1 phiên tăng. Tuy vậy, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng tất cả 18 USD, tức tăng 1,23 %, lên 1.478 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 tăng tất cả 17 USD, tức tăng 1,14 %, lên 1.503 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Trong khi đó, thị trường New York có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng tất cả 5,1 cent, tức tăng 3,52 %, lên 150,1 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 tăng tất cả 5,15 cent, tức tăng 3,50 %, lên 152,10 cent/lb, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Nổi bật trong tuần là báo cáo của Bộ phận Nông nghiệp nước ngoài (FAS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Theo báo cáo, sản lượng của Honduras vụ năm nay sẽ giảm 11,8% so với vụ năm ngoái, do nhà sản xuất Arabica chất lượng cao lớn nhất khối Mexico – khu vực Trung Mỹ bị hai cơn bão Eta và Iota tàn phá vào hồi cuối năm.

Trong khi đó, Chính phủ Colombia đang nổ lực tìm kiếm sự thỏa thuận với người dân để dở bỏ việc phong tỏa các đường cao tốc vận chuyển cà phê ra các cảng xuất khẩu. Ước khoảng 900.000 bao cà phê xuất khẩu bị đình trệ trong hơn hai tuần qua, trong khi vụ Mitaca giữa năm đã được tiến hành thu hoạch trong bối cảnh hạn chế xã hội do dịch bệnh covid-19 lây lan.

Giá cà phê hai sàn có xu hướng suy yếu vào cuối tuần khi đồng Reais sụt giảm trở lại đã kích các nước sản xuất bán phòng hộ, trong khi USDX mạnh lên do lo ngại lạm phát gia tăng sẽ khiến Fed xem xét mức lãi suất cơ bản, cho dù thị trường vẫn còn nguyên mối lo sản lượng Brasil năm nay sụt giảm rất đáng kể.

Báo cáo Cam kết Thương nhân (CFTC) mới nhất từ ​​thị trường cà phê Arabica ở New York cho thấy bộ phận đầu cơ phi thương mại đã nâng vị thế mua ròng thêm 2,34% trong tuần thương mại tính đến thứ Ba ngày 11/05 lên đăng ký mua ròng ở 34.663 lô, tương đương 9.826.807 bao. Vị thế mua ròng này nhiều khả năng đã giảm trở lại sau giai đoạn thương mại chủ yếu là tiêu cực kể từ sau đó.

Báo cáo CFTC mới nhất từ ​​thị trường cà phê Robusta tại London cho thấy, tính đến cùng kỳ báo cáo, đầu cơ ngắn hạn của các Quỹ quản lý tiền đã tăng vị thế mua ròng thêm 27,16% so với một tuần trước đó, lên đăng ký mua ròng ở 31.251 lô, tương đương với 5.208.500 bao. Vị thế mua ròng này có khả năng không thay đổi mấy sau giai đoạn thương mại chủ yếu là ổn định kể từ sau đó.