Giá cà phê hôm nay ngày 19/5: Tăng sốc trên cả hai sàn trong nước và thế giới

(VOH) - Giá cà phê ngày 19/5 đồng loạt bật tăng 700 đồng/kg tại các tỉnh trồng cà phê trọng điểm ở Tây Nguyên và Miền Nam. Giá thế giới tăng mạnh.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.300 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 700 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 32.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 32.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 700 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 33.300 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  ở  ngưỡng 33.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 700 đồng/kg, giá tại Pleiku là 33.000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 33.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng tăng 700 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 33.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 600 đồng/kg, dao động ở  mức 32.900 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 700 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  34.500 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

32,200

+700

Lâm Hà (Robusta)

32,200

+700

 Di Linh (Robusta)

32,100

+700

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

33.300

+700

Buôn Hồ (Robusta)

33.100

+700

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

33,000

+700

Ia Grai (Robusta)

33,000

+700

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

33,000

+700

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

32.900

+600

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

34,500

+700

Giá cà phê hôm nay 19/5/2021
Ảnh minh họa: internet

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể khả quan hơn trong thời gian tới khi Mỹ và châu Âu bắt đầu cho phép hàng quán và ngành du lịch hoạt động trở lại, trong khi đó nhiều dự báo cho thấy sản lượng cà phê của Brazil sẽ giảm mạnh trong vụ mùa đang diễn ra.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2021 Việt Nam đã xuất khẩu 132,1 nghìn tấn cà phê, trị giá 246,4 triệu USD, giảm 22,1% về lượng và giảm 21% về trị giá so với tháng 3/2021, đồng thời so với tháng 4/2020 giảm 20,9% về lượng và giảm 12,5% về trị giá.

Lũy kế sau 4 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 585 nghìn tấn, trị giá gần 1,1 tỷ USD, giảm 14,3% về lượng và giảm 8,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, EU và Mỹ chiếm 41% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo phân khúc cà phê hòa tan chất lượng cao toàn cầu có xu hướng tăng lên do nhu cầu làm việc tại nhà gia tăng đáng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Đây là điểm tích cực cho hạt cà phê Robusta của Việt Nam.

Tuy vậy, việc xuất khẩu cà phê sang thị trường EU và Mỹ đã gặp nhiều khó khăn do tình trạng thiếu container vận chuyển và giá cước cao. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể khả quan hơn trong thời gian tới khi Mỹ và EU bắt đầu cho phép hàng quán và ngành du lịch hoạt động trở lại. Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 tại châu Á, căng thẳng chính trị tại Colombia khiến việc xuất khẩu cà phê bị chậm lại.

Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) đã điều chỉnh sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021/22 giảm 1,32% so với niên vụ 2020/21, xuống 169,6 triệu bao.

Giá cà phê  thế giới tăng

Sức tiêu thụ cà phê sẽ nhanh chóng hồi phục khi nhiều nước Âu – Mỹ gỡ bỏ giãn cách xã hội nhờ lượng người được tiêm chủng vắc-xin phòng covid-19  tăng nhanh…

Giá cà phê hôm nay 19/5, Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2021 tăng 56 USD/tấn ở mức 1.515 USD/tấn, giao tháng 9/2021 tăng 55 USD/tấn ở mức 1.539 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2021 tăng 7,05 cent/lb ở mức 152,8 cent/lb, giao tháng 9/2021 tăng 7 cent/lb ở mức 154,75 cent/lb.

Đồng Reais (Brazil) tăng 0,24%, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,2530 Reais, hồi phục phiên thứ ba liên tiếp. Trong khi Chứng khoán Mỹ mất điểm, dòng vốn đầu cơ quay lại các sàn hàng hóa tăng mua. Nguyên nhân do khả năng Fed sẽ vẫn duy trì chính sách kích thích kinh tế hiện hành, và lạm phát đang ở mức “không có gì để lo ngại”.

Giá cà phê quay lại đà tăng không ngoài suy đoán nhưng sức tăng rất mạnh mẽ là nhờ việc chuyển dòng vốn đầu cơ giữa các thị trường phái sinh. Phải kể đến đầu tiên là các sàn tiền ảo lao dốc trở lại, góp thêm phần hỗ trợ nữa là thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, USDX tiếp tục sụt giảm trong rổ tiền tệ mạnh.

Bên cạnh đó, báo cáo tồn kho tháng Tư của Hiệp hội Cà phê Hạt (GCA) ở Bắc Mỹ tăng 1,47% so với tháng trước nhưng lại giảm tới hơn 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này dấy lên mối lo khi nguồn cung Arabica đang có dấu hiệu chững lại, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ gia tăng khi các nước Âu – Mỹ mở rộng cửa nhờ lượng người được tiêm chủng Covid-19 tăng nhanh.

Như vậy, phiên hôm qua dù là ngày khóa sổ vị thế kinh doanh nhưng cà phê thế giới tăng trưởng ấn tượng. Chủ yếu do yếu tố tiền tệ và dòng vốn rời bỏ thị trường chứng khoán, tiền ảo tìm về hàng hóa phái sinh.

Theo Reuters, tiêu thụ bình quân cà phê/người/ngày tại Mỹ đạt mức cao nhất thế giới. Khảo sát cho thấy, 79% số người được hỏi có xu hướng tiêu thụ cà phê tại nhà, trong khi cà phê được tiêu thụ tại các quán và địa điểm ngoài khác đạt 36%.

Tại quốc gia này, 41% hộ gia đình và 28% văn phòng sử dụng máy pha cà phê. Thị hiếu tiêu dùng của người dân Mỹ ngày càng phổ biến đối với cả cà phê tươi xay hữu cơ và cà phê viên nén.

Năm 2020, Mỹ nhập khẩu cà phê đạt 5,68 tỷ USD, giảm 2,8% so với năm 2019. Nhập khẩu cà phê của Mỹ từ Việt Nam năm 2020 giảm 1,0% so với năm 2019, đạt 294 triệu USD.

Thị phần cà phê của Việt Nam chiếm 1,93% trong tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ năm 2020, thấp hơn nhiều so với 5,09% năm 2019, do hoạt động thông quan không thuận lợi, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình luận