Giá cà phê ngày 27/5: Bật tăng 400-500 đồng/kg

(VOH) Giá cà phê ngày 27/5 tăng tiếp 400-500 đồng/kg tại các tỉnh trồng tiêu trọng điểm ở Tây Nguyên và Miền Nam. Giá trong nước tăng theo giá thế giới.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.700 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 400 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 32.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 32.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 400 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 33.700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  ở  ngưỡng 33.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 400 đồng/kg, giá tại Pleiku là 33.400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 33.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng tăng 400 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 33.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 300 đồng/kg, dao động ở  mức 33.200 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 400 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  34.900 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.546 USD/tấn, FOB – HCM, với chênh lệch cộng ở mức 20 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 9 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

32,600

+400

Lâm Hà (Robusta)

32,600

+400

 Di Linh (Robusta)

32,500

+400

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

33.700

+400

Buôn Hồ (Robusta)

33.600

+500

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

33,400

+400

Ia Grai (Robusta)

33,400

+400

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

33,400

+400

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

33.200

+300

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

34,900

+400

Giá cà phê hôm nay 27/5/2021
Ảnh minh họa: internet

Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong 6 tháng đầu niên vụ ước đạt 11 triệu bao, giảm 13%. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đầu giảm, như: Đức giảm 23,3%, Italy giảm 18,5% và Mỹ giảm 17,9% do dịch Covid-19 và nhất là tình trạng thiếu container rỗng và cước tàu cao.

Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình, chỉ còn 4 tháng nữa là hết niên vụ 2020-2021. Xem ra thị trường cà phê trong nước và xuất khẩu chỉ có thể hoạt động nhịp nhàng khi có giá mới với sự chấp nhận giá cước mới của các nhà nhập khẩu. Nếu như cước vận tải không giảm thật mạnh, cà phê xuất khẩu Việt Nam khó được trả với mức cao hơn giá niêm yết của sàn phái sinh Robusta như vài tháng trở về trước.

Giá cà phê  thế giới bật tăng

Giá cà phê nối tiếp đà hồi phục trên cả hai sàn, nhưng đầu cơ London vẫn tỏ ra thận trọng cho dù đã có sức kéo từ New York hỗ trợ…

Phiên giao dịch ngày 27/5, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp nối đà hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng thêm 15 USD, lên 1.503 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 tăng thêm 14 USD, lên 1.526 USD/tấn, mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì dưới mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng tiếp nối đà hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng thêm 5,20 cent, lên 155,7 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng thêm 5,20 cent, lên 157,65 cent/lb, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Giá cà phê ngày 27/5: Bật tăng 400-500 đồng/kg 2
Giá cà phê ngày 27/5: Bật tăng 400-500 đồng/kg 3

Đồng Reais tăng 0,46%, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,3120 Reais do sự tăng giá của các đồng tiền mới nổi khi mối lo lạm phát chung của toàn cầu dường như đã giảm bớt, trong khi sự khẳng định của Fed và EU sẽ duy trì lãi suất ổn định đã thu hút đầu cơ quay lại các thị trường hàng hóa nói chung.

Giá cà phê nối tiếp đà hồi phục trên cả hai sàn, nhưng đầu cơ tại London vẫn tỏ ra thận trọng cho dù đã có sức kéo từ New York hỗ trợ. Điều này cũng không quá khó hiểu khi hầu hết các dự báo quốc tế khẳng định vụ mùa Arabica của Brasil năm nay thất thu nghiêm trọng, trong khi vụ mùa Conilon Robusta gia tăng rất đáng kể.

Theo các nhà quan sát, sự kháng giá tại thị trường nội địa Việt Nam vẫn còn khá mạnh, trong khi niên vụ cà phê 2020/2021 chỉ còn 4 tháng xuất khẩu. USDA dự báo tồn kho mang sang niên vụ mới 2021/2022 ước khoảng 7,23 triệu bao Robusta, do Việt Nam xuất khẩu khá chậm vì sức tiêu thụ toàn cầu sụt giảm, cước vận tải biển tăng cao trong mùa đại dịch.