Giá cà phê thế giới đứng yên
Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.200 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 31.300 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 31.200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 32.300 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 32.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 100 đồng/kg, giá tại Pleiku là 32.000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 32.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông cũng tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 32.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở mức 31.900 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 33.700 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
31,300 |
+100 |
Lâm Hà (Robusta) |
31,300 |
+100 |
Di Linh (Robusta) |
31,200 |
+100 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
32.300 |
+100 |
Buôn Hồ (Robusta) |
32.100 |
+100 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
32,000 |
+100 |
Ia Grai (Robusta) |
32,000 |
+100 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
32,000 |
+100 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
31.900 |
+100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
33,700 |
+100 |
Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo xuất khẩu cà phê trong tháng 3 đạt khoảng 145.000 tấn, giảm 21,10% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm nay lên đạt 428.000 tấn, giảm 17% so với xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2020.
Nguyên nhân sụt giảm được cho là giá kỳ hạn tại London suy yếu kéo dài và sự cạnh tranh khá gay gắt của cà phê Conilon Robusta của Brasil đang chiếm số lượng lớn tại sàn với mức giá mềm hơn.
Giảm nhập khẩu dạng thô, tăng nhập khẩu dạng đã chế biến khiến khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam tại Pháp trong năm 2021 sẽ thấp hơn so với các thị trường khác như Brazil hay các thị trường nội khối EU.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại quốc tế cho biết, nhập khẩu cà phê của Pháp trong tháng 1/2021 đạt 32,17 nghìn tấn, trị giá 247,35 triệu USD, giảm 0,5% về lượng, nhưng tăng 14,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Tháng 1/2021, Pháp nhập khẩu chủ yếu hai chủng loại cà phê chưa rang, chưa khử cafein (HS 090111) và cà phê rang, khử cafein (HS 090121), tỷ trọng chiếm lần lượt 56,29% và 40,17% trong tổng lượng nhập khẩu cà phê của Pháp trong tháng 1/2021.
Trong đó, Pháp giảm nhập khẩu chủng loại cà phê chưa rang, chưa khử cafein (HS 090111), mức giảm 8,7%, đạt 18,1 nghìn tấn. Ngược lại, Pháp tăng nhập khẩu chủng loại cà phê rang, khử cafein (HS 090121), mức tăng 13,8%, đạt 12,92 nghìn tấn.
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Pháp chiếm 4,04% trong tháng 1/2021, thấp hơn nhiều so với 11,63% trong tháng 1/2020. Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Pháp, nhiều khả năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Pháp sẽ vẫn gặp khó khăn trong thời gian tới. Bên cạnh đó, nhập khẩu cà phê của Pháp có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Pháp giảm nhập khẩu dạng thô, tăng nhập khẩu dạng đã chế biến. Do đó, khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam tại Pháp trong năm 2021 sẽ thấp hơn so với các thị trường khác như Brazil hay các thị trường nội khối EU.
Giá cà phê thế giới đi ngang
Tính chung cả tuần qua, thị trường Londonsụt giảm suốt cả tuần. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm tất cả 74 USD, tức giảm 5,29 %, xuống 1.325 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm tất cả 66 USD, tức giảm 4,66 %, còn 1.350 USD/tấn, các mức giảm rất mạnh. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Tương tự, thị trường New York có 3 phiên giảm và 1 phiên tăng. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm tất cả 6,9 cent, tức giảm 5,37 %, xuống 121,6 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 giảm tất cả 6,95 cent, tức giảm 5,33 %, còn 123,55 cent/lb, các mức giảm cũng rất mạnh. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Giá cà phê hai sàn kỳ hạn giảm mạnh khi đồng Reais suy yếu trở lại và mối lo dịch bệnh covid-19 bùng phát lần ba khiến nhiều quốc gia phải thiết lập các biện pháp giãn cách xã hội mạnh mẽ hơn sẽ dẫn tới nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu sụt giảm.
Trong khi đó, lợi tức của trái phiếu dài hạn Kho bạc Mỹ tăng vọt lên mức kỷ lục đã thu hút dòng vốn đầu cơ chảy về đã đẩy giá cà phê trên các thị trường phái sinh vào thế bất lợi.
Báo cáo Cam kết Thương nhân (CFTC) mới nhất từ thị trường cà phê Arabica ở New York cho thấy, tính đến thứ Ba ngày 23/03, bộ phận đầu cơ phi thương mại đã giảm vị thế mua ròng bớt 23,52%, xuống đăng ký mua ròng ở 21.587 lô, tương đương với 6.119.819 bao. Vị thế mua ròng này nhiều khả năng được giảm mạnh hơn nữa sau giai đoạn thương mại chủ yếu là tiêu cực kể từ sau đó.
Báo cáo CFTC mới nhất từ thị trường cà phê Robusta tại London cho thấy, tính đến cùng kỳ báo cáo, đầu cơ ngắn hạn của các Quỹ quản lý tiền đã cắt giảm vị thế mua ròng bớt 6,06%, xuống đăng ký mua ròng ở 17.561 lô, tương đương với 2.926.833 bao. Vị thế mua ròng này nhiều khả năng đã được giảm mạnh hơn nữa sau giai đoạn thương mại chủ yếu là tiêu cực kể từ sau đó.
Tồn kho cà phê Robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát, tính đến thứ Hai ngày 29/03 đã tăng thêm 510 tấn, tức tăng 0,34 % so với một tuần trước đó, lên đăng ký ở mức 148.780 tấn (tương đương 2.479.667 bao, bao 60 kg).
Tuần Lễ Phục Sinh của Công giáo cũng khiến hoạt động kinh doanh cà phê tại nhiều quốc gia sản xuất và xuất khẩu bị chậm lại.
Nguồn cung arabica, được sử dụng trong hầu hết các loại đồ uống espresso, đã sụt giảm trong năm nay do hạn hán ở Brazil, nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.
Giờ đây, quốc gia trồng cà phê lớn thứ hai là Colombia có thể mất 15% sản lượng trong niên vụ này nếu bệnh nấm phát triển khi tình hình thời tiết không được cải thiện.