Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.300 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.200 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 31.300 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 31.200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 32.300 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 32.100 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai cũng giảm 100 đồng/kg, giá tại Pleiku là 32.000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 32.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông cũng giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 32.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/kg, dao động ở mức 32.000 đồng/kg
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 33.600 đồng/kg.
Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.409 USD/tấn, FOB – HCM, với chênh lệch cộng ở mức 50 – 60 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 7 tại London.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
LÂM ĐỒNG |
|
|
Bảo Lộc (Robusta) |
31,300 |
-100 |
Lâm Hà (Robusta) |
31,300 |
-100 |
Di Linh (Robusta) |
31,200 |
-100 |
ĐẮK LẮK |
|
|
Cư M'gar (Robusta) |
32.300 |
-100 |
Buôn Hồ (Robusta) |
32.100 |
-100 |
GIA LAI |
|
|
Pleiku (Robusta) |
32,000 |
-100 |
Ia Grai (Robusta) |
32,000 |
-100 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
Gia Nghĩa (Robusta) |
32,000 |
-100 |
KON TUM |
|
|
Đắk Hà (Robusta) |
32.000 |
-100 |
TP.HỒ CHÍ MINH |
|
|
— R1 |
33,600 |
-100 |
Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo xuất khẩu cà phê trong tháng 3 đạt khoảng 145.000 tấn, giảm 21,10% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm nay lên đạt 428.000 tấn, giảm 17% so với xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2020. Nguyên nhân sụt giảm được cho là đã có sự kháng giá tại thị trường nội địa do giá kỳ hạn tại London suy yếu kéo dài và sự cạnh tranh khá gay gắt của cà phê Conilon Robusta của Brasil đang chiếm số lượng lớn tại sàn với mức giá mềm hơn.
Giảm nhập khẩu dạng thô, tăng nhập khẩu dạng đã chế biến khiến khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam tại Pháp trong năm 2021 sẽ thấp hơn so với các thị trường khác như Brazil hay các thị trường nội khối EU.
Giá cà phê thế giới tăng
Giá cà phê New York vẫn ổn định, trong khi giá cà phê London suy yếu do mối lo tiêu thụ toàn cầu sụt giảm với nhiều quốc gia báo cáo số lượng người bị lây nhiễm dịch bệnh covid-19 tăng cao…
Phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 5 USD, xuống 1.329 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 giảm 8 USD, còn 1.349 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York có xu hướng ổn định. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 giảm 0,1 cent, xuống 126,75 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 không thay đổi, vẫn ở mức 128,7 cent/lb, trong khi các kỳ hạn giao xa có xu hướng tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.
Đồng Reais giảm 0,80 %, tỷ giá xuống ở mức 1 USD = 5,6460 Reais do lo ngại dịch bệnh bùng phát trong nước chưa thấy dấu hiệu dừng lại. Trong khi USDX vẫn ổn định sau công bố biên bản của Fed cam kết sẽ hỗ trợ nền kinh tế và thị trường.
Giá cà phê trên hai sàn chùng lại khi số liệu báo cáo dịch bệnh covid-19 vẫn gia tăng. Mới nhất là tuyên bố của chính phủ Pháp sẽ mở rộng giãn cách xã hội trên toàn quốc. Các chính trị gia Âu Mỹ tỏ ra lo ngại về hiệu quả của vắc xin tiêm chủng và nhất là quan niệm không coi trọng vắc xin của người dân.
Sau khi chấp thuận cho cà phê Arabica chế biến ướt, chiếm khoảng 11,5% tổng lượng cà phê Arabica của Brasil sản xuất hàng năm, được giao nhận tại sàn New York với một mức giảm trừ ấn định, đã vượt qua vị trí hàng đầu của Honduras do sản lượng của quốc gia khu vực Trung Mỹ này sụt giảm rất đáng kể sau hai cơn bão Eta và Lota tàn phá cơ sở hạ tầng của Honduras và Nicaragoa hồi tháng 11 năm ngoái.
Trong báo cáo tháng 3/2021, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) vẫn giữ nguyên dự báo về sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2020-2021, với ước tính đạt gần 172 triệu bao, tăng 1,9% so với niên vụ 2019-2020. Trong đó, sản lượng cà phê arabica tăng 5,2% lên 101,88 triệu bao; Sản xuất cà phê robusta dự kiến giảm 2,6% xuống 70 triệu bao.
Cũng theo ICO, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 2 đạt 10,48 triệu bao (1 bao = 60 kg), giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong tháng 2, xuất khẩu cà phê arabica toàn cầu tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2020 lên mức 6,7 triệu bao. Đà tăng này chủ yếu là do Colombia - nước xuất khẩu cà phê arabica lớn thứ 2 thế giới tăng mạnh khối lượng bán ra, với mức tăng 17,2% so với tháng 2/2020.
Xuất khẩu cà phê robusta toàn cầu trong tháng 2 giảm mạnh 17,4% so với cùng kỳ năm 2020, xuống còn 3,8 triệu bao. Nguyên nhân là do xuất khẩu cà phê của Việt Nam – nhà xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới giảm tới 34,5% so với tháng 2/2020, xuống còn 1,9 triệu bao so với 2,9 triệu bao của cùng kỳ năm ngoái.