Giá cà phê ngày 9/4: Vụt tăng mạnh khi nguồn cung dự báo sụt giảm

(VOH) - Giá cà phê ngày 9/4 phục hồi bật tăng 400 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh trồng tiêu trọng điểm. Cà phê thế giới bật tăng mạnh mẽ do các dự báo về sản lượng sụt giảm thời gian tới.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.700 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.600 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 400 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 31.700 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 31.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 400 đồng/kg, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 32.700 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  ở  ngưỡng 32.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 400 đồng/kg, giá tại Pleiku là 32.400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 32.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng tăng 400 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 32.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 400 đồng/kg, dao động ở mức 32.400 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng tăng 300 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  33.900 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.429 USD/tấn, FOB – HCM, với chênh lệch cộng ở mức 50 – 60 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 7 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

31,700

+400

Lâm Hà (Robusta)

31,700

+400

 Di Linh (Robusta)

31,600

+400

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

32.700

+400

Buôn Hồ (Robusta)

32.500

+400

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

32,400

+400

Ia Grai (Robusta)

32,400

+400

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

32,400

+400

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

32.400

+400

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

33,900

+300

Giá cà phê hôm nay 9/4/2021
Ảnh minh họa: internet

Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo xuất khẩu cà phê trong tháng 3 đạt khoảng 145.000 tấn, giảm 21,10% so với cùng kỳ năm trước, đưa xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm nay lên đạt 428.000 tấn, giảm 17% so với xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2020. Nguyên nhân sụt giảm được cho là đã có sự kháng giá tại thị trường nội địa do giá kỳ hạn tại London suy yếu kéo dài và sự cạnh tranh khá gay gắt của cà phê Conilon Robusta của Brasil đang chiếm số lượng lớn tại sàn với mức giá mềm hơn.

Giảm nhập khẩu dạng thô, tăng nhập khẩu dạng đã chế biến khiến khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam tại Pháp trong năm 2021 sẽ thấp hơn so với các thị trường khác như Brazil hay các thị trường nội khối EU.

Giá cà phê thế giới tăng

Giá cà phê kỳ hạn quay trở lại đà tăng trên cả hai sàn khi Brasil bắt đầu vào thu hoạch vụ mùa mới năm nay với dự báo sản lượng sụt giảm nghiêm trọng…

Giá cà phê ngày 9/4: Vụt tăng mạnh khi nguồn cung dự báo sụt giảm 2
Giá cà phê ngày 9/4: Vụt tăng mạnh khi nguồn cung dự báo sụt giảm 3

Phiên giao dịch hôm nay 9/4, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 16 USD, lên 1.345 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 20 USD, lên 1.369 USD/tấn, các mức tăng rất đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York trở lại đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 1,1 cent, lên 127,85 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 1,05 cent, lên 129,75 cent/lb, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Đồng Reais tăng 1,27 %, tỷ giá lên ở mức 1 USD = 5,5740 Reais trong bối cảnh tích cực chung của tiền tệ các nước mới nổi phản ứng với lập trường ôn hòa của Fed trong vấn đề kích thích kinh tế đã khiến lãi suất dài hạn trái phiếu Kho bạc Mỹ sụt giảm. Trong khi đó Ngân hàng Trung ương Brasil (BC) xác nhận sẽ xem xét tăng thêm lãi suất đồng Reais tại kỳ họp tháng 5 sắp tới.

USD yếu là cơ hội cho hầu hết giá cả hàng hóa bật tăng. Giá cà phê trên hai sàn kỳ hạn cũng không ngoại lệ, cho dù thị trường có tin Colombia xuất khẩu cà phê tháng Ba tăng mạnh tới 21% so với cùng kỳ năm trước, lên đạt 1,14 triệu bao cà phê Arabica. Có lẻ do Colombia xuất khẩu cùng kỳ năm trước quá thấp chứ không hẳn vì năm nay xuất khẩu tăng.

Trong khi đó, Thương mại Brasil báo cáo xuất khẩu cà phê tháng Ba đạt 4,03 triệu bao, tăng tới 32,3% so với cùng kỳ năm trước, duy trì tốt đà xuất khẩu cà phê tăng kể từ sau vụ thu hoạch “được mùa” năm 2020. Tuy nhiên, quan sát thị trường cho rằng chính vì đà xuất khẩu tăng mạnh liên tiếp trong những tháng vừa qua đã khiến nguồn cung gối vụ của Brasil sẽ không còn dồi dào. Đó cũng là yếu tố góp phần để giá cà phê thế giới trở lại đà tăng.

Báo cáo từ Indonesia, nhà sản xuất cà phê Robusta lớn thứ 3 thế giới cho thấy xuất khẩu tháng Ba chỉ đạt 99.292 bao, giảm 55,61% so với cùng kỳ năm trước, đã góp phần lũy kế xuất khẩu 6 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2020/2021 đạt tổng cộng 1.245.550 bao, giảm tới 25,20% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Lượng người uống cà phê giữa mùa đại dịch tại Mỹ ít hơn thời trước đó theo một thăm dò của Reuters. Tuy vậy, cà phê vẫn là thức uống được ưa chuộng nhất tại nước này. Theo Hiệp hội Cà phê Mỹ (NCA) chỉ có 58% người Mỹ uống ít nhất một ly cà phê mỗi ngày so với trước khi đại dịch Covid-19 là 62%. Kết quả này không nhất thiết nói lên rằng khối lượng tiêu thụ cà phê giảm tại Mỹ do nhiều người làm việc tại nhà tạo cơ hội cho họ uống nhiều hơn so với khi đi làm ở nhà máy, công xưởng. Nhiều cơ sở bán lẻ cà phê cũng báo rằng doanh số bán cà phê tăng trong thời đại dịch.

Thăm dò cũng cho thấy tỷ lệ lượt người uống cà phê giảm do tiệm quán đóng cửa nhưng hy vọng sẽ tăng khi Covid-19 được khống chế. Khi được hỏi hiện nay đi uống cà phê tiệm có cảm thấy thoải mái không? Có 33% trả lời thoải mái nhưng cũng có 31% báo không thoải mái khi Covid-19 chưa được khống chế. Hiện Mỹ đã tiêm chủng cho hơn 100 triệu người.