Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo(TOCOM), giá cao su ngày 10/12/2019, lúc 12h05, giờ Việt Nam, kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 1,4 yen/kg, lên mức 198,7 yen/kg, sau khi dao động lên mức cao nhất gần 5,5 tháng trong tuần trước đó, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung thắt chặt.
Giá cao su tại Tocom – Tokyo Commodity Exchang
Trade Date: Dec 10, 2019 |
Prices in yen / kilogram |
Month |
Last Settlement Price |
Open |
High |
Low |
Current |
Change |
Volume |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Dec 2019 |
176.6 |
175.1 |
176.9 |
174.7 |
175.7 |
-0.9 |
24 |
Jan 2020 |
176.4 |
176.4 |
176.8 |
172.7 |
176.8 |
+0.4 |
34 |
Feb 2020 |
179.1 |
178.1 |
181.1 |
177.8 |
180.5 |
+1.4 |
100 |
Mar 2020 |
186.2 |
186.2 |
187.5 |
184.7 |
187.1 |
+0.9 |
125 |
Apr 2020 |
193.6 |
192.8 |
195.0 |
192.0 |
194.7 |
+1.1 |
171 |
May 2020 |
197.3 |
196.7 |
199.0 |
195.7 |
198.7 |
+1.4 |
1,513 |
Total |
|
1,967 |
Hội đồng Cao su Quốc tế Ba bên (ITRC) bao gồm các nước sản xuất hàng đầu Thái Lan, Indonesia và Malaysia đang xem xét hạn chế xuất khẩu nhằm ổn định giá cao su.
Nội các Thái Lan đã phê duyệt kế hoạch giảm 21% diện tích trồng cao su của nước này trong 20 năm và tăng kim ngạch xuất khẩu cao su gấp hơn 3 lần.
Giá cao su kỳ hạn trên sàn Thượng Hải kết thúc giao dịch đêm giảm 0,2% xuống 13.240 CNY (1.881 USD)/tấn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump không muốn thực hiện đợt thuế quan theo lịch trình tiếp theo đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc vào ngày 15/12/2019.
Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản giảm 0,2% sau khi thị trường chứng khoán toàn cầu không thay đổi so với phiên trước đó, do kỳ vọng các quan chức sẽ trì hoãn thêm thuế quan Mỹ có hiệu lực đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc vào cuối tuần này.
Đồng USD ở mức khoảng 108,58 JPY so với khoảng 108,56 JPY trong ngày thứ hai (9/12/2019).
Giá dầu giảm trong ngày thứ hai (9/12/2019) sau số liệu cho thấy rằng xuất khẩu của Trung Quốc giảm tháng thứ 4 liên tiếp, dấy lên mối lo ngại về nhu cầu dầu toàn cầu suy giảm bởi cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn SICOM tăng 1% lên 148,5 US cent/kg.
Xuất khẩu cao su mang về hơn 2 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2019
Tính chung 11 tháng năm 2019, xuất khẩu cao su đạt 1,5 triệu tấn, trị giá 2,02 tỷ USD, tăng 8,1% về lượng và tăng 7,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Ảnh minh họa: internet
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, tháng 11/2019, giá mủ cao su nguyên liệu tại tỉnh Đắk Lắk có xu hướng tăng. Ngày 30/11/2019, giá thu mua mủ cao su nước tại vườn và nhà máy trên địa bàn tỉnh Đắc Lắk đạt lần lượt 246 Đ/độ TSC và 251 Đ/độ TSC, tăng 16 Đ/độ TSC và 21 Đ/độ TSC so với cuối tháng 10/2019.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích cao su của cả nước đã tăng từ 800.000 ha với sản lượng đạt hơn 789.000 tấn trong năm 2011, lên 965.000 ha với sản lượng 1,1 triệu tấn trong năm 2018, vượt quy hoạch khoảng 165.000 ha. Năm 2020, định hướng phát triển ngành là tăng tỷ lệ tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa đạt từ 20%- 30%, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên đạt trên 2 tỷ USD.
Theo ước tính, xuất khẩu cao su trong tháng 11/2019 đạt 200 nghìn tấn, trị giá 260 triệu USD, tăng 4,2% về lượng và tăng 4,3% về trị giá so với tháng 10/2019, tăng 11,3% về lượng và tăng 16,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; giá cao su xuất khẩu bình quân tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2018, lên 1.300 USD/tấn. Tính chung 11 tháng năm 2019, xuất khẩu cao su đạt 1,5 triệu tấn, trị giá 2,02 tỷ USD, tăng 8,1% về lượng và tăng 7,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Trên thị trường thế giới, tháng 11/2019, giá cao su trên thị trường thế giới biến động theo xu hướng tăng so với tháng 10/2019. Tháng 11/2019, giá cao su tăng do thị trường lo ngại nguồn cung cao su giảm do dịch bệnh trên cây cao su. Theo Hội đồng Cao su Quốc tế Ba bên (ITRC), sản lượng cao su của các nhà sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới bao gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia dự báo giảm 800.000 tấn trong năm 2019, do ảnh hưởng bởi bệnh nấm. Ngoài ra, thị trường hy vọng việc cắt giảm lãi suất của Trung Quốc sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích thích nhu cầu tiêu thụ cao su.